top of page

4 BƯỚC giúp trẻ... tự giải quyết tranh cãi (Phần 1)

Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global,  4 bước giúp trẻ tự giải quyết tranh cãi
Nguồn ảnh: Shutterstock

Đứa trẻ nào rồi cũng cãi nhau thôi. Và mặc dù điều này có thể khiến cha mẹ “chán ngấy”, nhưng đừng để điều này trở thành một vấn đề nhức nhối.


Xung đột có thể giúp con phát triển các kỹ năng xã hội, gồm cả học cách thương lượng và điều chỉnh theo nhu cầu của người khác.


Nhưng nếu là xung đột có va chạm thể chất, khi tình huống trở nên căng thẳng hoặc các con liên tục “giằng co” nhau (“không, nó là của con mà!”), thì cha mẹ có thể can thiệp để giúp “tái thiết lập” hòa bình.


Thông thường, phụ huynh can thiệp bằng cách xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và sau đó tự đưa ra giải pháp. Nhưng cách xử lý vấn đề này sẽ không hiệu quả bằng việc cho chính các con tham gia vào quá trình này.


Những bậc phụ huynh nào có con ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học hoàn toàn có thể tham khảo bốn bước giúp trẻ giải quyết các tranh giành như sau.


1. Tịch thu đồ vật làm nguồn cơn xung đột

Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global,  4 bước giúp trẻ tự giải quyết tranh cãi
Nguồn ảnh: Pavel Danilyuk/Pexels

Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học chủ yếu tranh luận về đồ đạc hay vật dụng của mình. Cụ thể hơn, các con sẽ làm rõ là ai có thể “sờ” vào, nghịch hay chơi với món đồ đó, ai được chơi trước và chơi như thế nào.


Sự can thiệp sẽ không hiệu quả nếu mấy đứa trẻ nhà mình cứ “giằng co” nhau xem ai mới là người được chơi món đồ chơi trước. Cha mẹ có thể tịch thu đồ chơi và loại (tạm thời) lấy đi quyền sở hữu với cả 2 đứa trẻ, và bằng cách đó có thể hướng sự chú ý của tụi nhỏ sang công cuộc tìm ra giải pháp.

Cha mẹ hãy thử nói điều: “Giờ hai đứa cần đặt hết đồ chơi ra đây và cùng nói chuyện về nó nào.”

2. Bỏ qua những lời “mách tội”

Trẻ sẽ xốn xang ra mặt khi giải thích với cha mẹ chuyện gì đã xảy ra, ai đã làm gì ai và chính con đã bị khó chịu như thế nào.


Làm rõ ràng những gì đã xảy ra có thể có ích trong việc cho tụi nhỏ thấy tầm quan trọng của trách nhiệm đạo đức (ví dụ: nếu một đứa trẻ lờ đi nguyện vọng chính đang của anh/chị em của chúng) hoặc để biết thêm về cảm xúc của mỗi đứa trẻ khi con thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm. Là cha mẹ, ta nên công nhận chứ không nên lờ đi quyền của con. Trẻ con có quan điểm đối lập và những lập luận khác nhau – và đây là lý do đầu tiên dẫn đến xung đột. Nhưng chúng ta cũng không cần đánh giá quá kĩ những lập luận này.


Để con đổi từ xung đột, tranh cãi sang hợp tác, cùng làm, cha mẹ nên khéo léo chuyển trọng tâm sang việc tìm ra giải pháp. Ví dụ: “Để cho thật công bằng thì chúng ta nên làm gì các con nhỉ?”


Trẻ có ý thức mạnh mẽ về sự công bằng và rất tinh ý khi mọi thứ đang “không được công bằng cho lắm”. Động viên tụi nhỏ hiểu công bằng là gì sẽ tạo điều kiện cho những giải pháp mà đã xét tới quan điểm của các bên, hay nói cách khác là của những đứa trẻ khác.


<Còn tiếp>


* Nguồn: The Conversation

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG



28 lượt xem
bottom of page