Con trẻ có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy rất nhiều điều và tưởng tượng rằng những điều đó đang đe dọa chính mình. Sau đây là một số mẹo cho các bậc phụ huynh về việc thay đổi suy nghĩ của con.
Trẻ em có thể nhìn thấy m.a không? Câu trả lời còn tuỳ theo ý kiến mỗi người, nhưng có một điều chắc chắn là đứa trẻ nào có nỗi sợ m.a thì đều có thể cảm nhận được “thế lực hắc ám” ở khắp mọi nơi, như trong sàn nhà ọp ẹp, trong bóng râm cây cối và cả trong những điều kỳ quặc quanh nhà. Đối với những đứa trẻ này, m.a là có thật, và do đó nỗi sợ m.a của chúng cũng có thật. Những đứa trẻ nhìn thấy m.a cũng bởi vì chúng nghĩ rằng chúng thực sự nhìn thấy được.
Có một lí giải quen thuộc cho mọi nỗi sợ trong trẻ: Tất cả những điều đó chỉ có trong tâm trí của chúng. Điều này không có nghĩa là cha mẹ có thể giải thích cho con hiểu nỗi sợ hãi của chính mình. Phụ huynh chúng ta không thể làm được. Về mặt phát triển, trẻ con sợ hãi vì mọi thứ chúng nhìn thấy và nghe thấy đều đang khiến chúng nghĩ rằng chúng đang gặp nguy hiểm thực sự. Khi đó, mẹo dành cho các bậc cha mẹ là tìm cách thấu hiểu và thay đổi tâm trí của con mình hơn là trốn tránh nó và để mọi thứ tự diễn ra.
Margee Kerr, tiến sĩ, nhà xã hội học và tác giả cuốn sách về nỗi sợ trong trẻ con “Scream: Chilling Adventures in the Science of Fear”, cho biết trẻ em cũng có những nỗi sợ giống người lớn. Cô nói: “Trí tưởng tượng của con có thể trở nên vô cùng mạnh mẽ. Trẻ chưa thể đưa ra những lập luận hợp lý, do đó, việc chưa hiểu sự việc có thể góp phần khiến những câu chuyện về quái vật hay quỷ dữ trở nên thực sự đáng sợ. Bởi vì các con chưa thể tìm ra đâu là thật.”
May mắn thay, có một số thứ mà cha mẹ có thể làm bên cạnh việc đưa cho con một “súng bắt m.a” và chúc con may mắn.
Bám sát chủ đề trong suốt cuộc nói chuyện
Giống như nói về trẻ con đến từ đâu, nói về việc làm sao m.a xuất hiện trong cuộc sống có thể mang lại cả một loạt cách để kiểm soát vấn đề. Tiến sĩ Kerr nói: “Nếu con trẻ đột nhiên bắt đầu hỏi về những h.ồn m.a và điều gì xảy ra khi ta qua đời, hãy kiên định trong bất kỳ thế giới quan của đứa trẻ là gì. Nếu trong gia đình mình chưa bao giờ nói tới những nội dung tâm linh đó trước đây, hãy đi sâu hơn vào vùng kiến thức của trí tưởng tượng.”
Điều đó có nghĩa là cha mẹ có hai lựa chọn: Bảo con đi hỏi thầy cô giáo hoặc chỉ nói với con rằng những hồ.n m.a sống trong một thế giới kỳ lạ, nơi mà hồ.n m.a có thể nhìn thấy nhưng không bao giờ ăn được kem, tất cả chỉ là do các hồ.n ma không nghe lời cha mẹ của chính mình.
Đừng coi nhẹ nỗi sợ m.a của con trẻ
Điều đầu tiên phụ huynh tuyệt đối không nên làm khi con chúng ta bắt đầu có biểu hiện sợ m.a là nói với con rằng chẳng có m.a nào trên đời này hết. Coi thường nỗi sợ hãi của con sẽ khiến mọi việc chẳng đi đến đâu. Tiến sĩ Kerr nói: “Điều ngớ ngẩn nhất là khi ta nói với một đứa trẻ là: Đừng sợ. Về cơ bản, cha mẹ đang nói với một đứa trẻ rằng trải nghiệm của chúng là sai sự thật và điều đó có thể dẫn đến nhiều loại bệnh lý sau này.”
Hãy để con tin vào những hồ.n m.a, như ông già Noel hay bà tiên răng, cho đến khi các con đến tuổi mà con hiểu mấy điều đó là nhảm nhí và ngốc nghếch. “Hoặc, con có thể quyết định rằng chính con có tin vào m.a hay không,” cô nói.
Cha mẹ không thể “gian lận” (trong cuộc trò chuyện về) "cái chế.t"
Chủ đề về sự sống và cái chế.t có thể sẽ xuất hiện lặp đi lặp lại trong cuộc đời của con trẻ- đặc biệt là khi trong gia đình có người mất. Bởi vì chủ đề này vừa bí ẩn vừa đáng sợ đối với trẻ con cũng như đối với bộ não trưởng thành của chính bậc cha mẹ như chúng ta. Bước đầu tiên là xây dựng một thông điệp riêng phù hợp với lứa tuổi của con mình. Thường thì cha mẹ lờ đi câu hỏi bằng cách nói rằng người quá cố "đi ra ngoài" hoặc "đi ngủ một lát." Điều đó thực sự có thể làm tăng nỗi lo lắng trong trẻ vì chúng sẽ hỏi tiếp những câu như "Khi nào người ấy quay lại?" hoặc "Điều gì xảy ra nếu con không bao giờ đi ngủ nữa?"
Những đứa trẻ bé hơn có thể không hiểu về sự vĩnh cửu, vì vậy nếu phụ huynh đang nói chuyện với một bé 3 tuổi, hãy thử đưa ra ví dụ cụ thể mà không nói về ‘cuộc sống sau khi ta qua đời’. Giống như hoa - khi chúng tàn, chúng không cần nước hoặc ánh nắng mặt trời nữa, chúng chỉ tan đi về cát bụi. Với ông bà của con cũng vậy.
Với những người con lớn hơn, chúng muốn biết điều gì sẽ xảy ra với chính mình. Tiến sĩ Kerr nói: “Hầu hết khi con trẻ hỏi về sự ra đi, chúng muốn hiểu rằng mình sẽ được bảo vệ và được an toàn, và ngay cả khi cha mẹ chúng qua đời thì cũng không có nghĩa là chúng sẽ cô đơn một mình suốt quãng đời còn lại”.
Giúp trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi
Đừng cố dạy chúng rằng có thể né tránh được nỗi sợ hãi. Thẳng thắn nhìn nhận nỗi sợ hãi và đặt câu hỏi cho con về những gì con đang cảm thấy và đang trải qua. Bằng cách đó, con cũng sẽ học được rằng cách để vượt qua điều gì đó đáng sợ chính là suy nghĩ và nói về nó”.
Hãy để lũ trẻ vẽ về những con quái vật hoặc những con m.a trong tưởng tượng của chúng đã cho thấy đây là một việc thực sự hữu ích. Phụ huynh thậm chí có thể gợi ý con vẽ một câu chuyện xung quanh nỗi sợ và hướng câu chuyện ấy đến một cái kết đẹp hoặc vui tươi”. Hoặc đơn giản cha mẹ có thể chỉ cần mua một cuốn sách về chủ đề này và có một kết thúc có hậu.
*Nguồn: Fatherly
*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
コメント