Là bậc phụ huynh, có bao giờ bạn thấy bản thân buột miệng nói ra những điều không nên nói trong một cuộc tranh cãi với con cái không? Hãy thẳng thắn nhìn nhận chuyện này. Hầu như cha mẹ sẽ chẳng thể nào bình tĩnh nổi hay có cái nhìn khách quan khi con chúng ta mặt đối mặt với mình và cãi thật to. Và tự nhiên, nó giống như một sự công kích cá nhân khi đứa con nói những điều thô lỗ hoặc xưng “tôi” với bố mẹ. Trong những khoảnh khắc đó, thật dễ dàng để nói ngược lại con một điều gì đó có khả năng gây tổn thương. Đột nhiên, cảm xúc của cha mẹ choán hết lý trí, nó “thừa cơ” nhảy vào ghế lái và đẩy mọi suy nghĩ chín chắn của ta sang ghế sau.
“Những gì cha mẹ nói không phải lúc nào cũng lọt vào tai con cái theo cách họ muốn.”
Hầu hết mọi bậc cha mẹ đều đã nổi đoá và nói những điều với con mà họ ước gì mình có thể rút lại. Bí quyết là tìm ra cách duy trì quyền kiểm soát trong mối quan hệ để cuối cùng phụ huynh không phải nói ra điều đáng hối tiếc. Mặc dù điều này nói thì dễ hơn làm, nhưng hãy tin tôi, điều đó hoàn toàn có thể làm được, và đó là một kỹ năng mà cha mẹ có thể học, giống như bất kỳ kỹ năng nào khác.
Trên con đường giúp đỡ cha mẹ nuôi dạy con cái, nhiều người chủ động liên hệ với chúng tôi sau khi họ tranh cãi với con của mình. Họ muốn được có thêm quan điểm và tìm ra cách có thể kiểm soát hành vi của con cái, và cả của chính mình, một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ví dụ về các loại câu mà phụ huynh nên tránh nói với con mình trong khi tranh cãi. (Bên cạnh đó, tôi sẽ đề xuất một số điều cha mẹ có thể nói và làm)
5. "Ước gì chưa từng có con."
Trước hết, tôi muốn nói rằng những người làm cha mẹ không phải là một kẻ độc ác, tàn nhẫn nếu chính chúng ta từng cảm thấy như vậy. Tất cả chúng ta đều có thể có những suy nghĩ tiêu cực tại một số thời điểm nhất định. Sau một ngày dài mệt mỏi hoặc một cuộc tranh cãi gay gắt với con, cha mẹ có thể nghĩ, “Đôi khi ước gì mình chưa bao giờ có con” bởi vì chính cha mẹ đang kiệt sức và buồn bã. Điều quan trọng là ta phải hiểu rằng cảm giác này là nhất thời, trong một khoảnh khắc và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.
Khi cha mẹ đang cảm thấy như vậy, tôi khuyên rằng họ nên chấn tĩnh lại và dành chút thời gian cho bản thân để giải toả và trở lại đúng hướng. Việc sử dụng những từ ngữ này để khiến con cảm thấy tồi tệ về việc chúng đã làm thường sẽ chỉ khiến mối quan hệ của phụ huynh với con cái trở nên bất ổn hơn. Nếu con chẳng may nghĩ rằng chúng không còn gì để mất, kể cả tình cảm của người sinh ra chúng, thì trẻ thường sẽ hành động thiếu kiểm soát hơn.
6. "Bố/mẹ cũng ghét con lắm!"
Khi ta nói: “Mẹ cũng ghét con” để giành chiến thắng trong một cuộc tranh cãi với con, nghĩa là chúng ta đã thua cuộc. Cha mẹ không phải là bằng vai phải lứa với con và cũng không phải là đối thủ cạnh tranh với con. Bằng cách nói "Ừ mẹ cũng ghét con", cha mẹ vừa hạ thấp bản thân về mức độ trưởng thành của con mình và khiến con nghĩ rằng: "Đến cha mẹ còn thấy mình là người đáng ghét, thì có khi mình đúng là như vậy”.
Nếu phụ huynh không may buột miệng điều này với con mình khi đang tranh cãi, điều quan trọng là sau khi cãi nhau xong, ta cần nói: “Con này, mẹ nhận ra rằng chính mẹ đã lỡ miệng nói, “Mẹ cũng ghét con” và mẹ muốn xin lỗi. Mẹ đã không đúng khi nói điều đó với con. Mẽ sẽ cố gắng kiểm soát sự tức giận của mình tốt hơn trong tương lai ”. Hãy nhận trách nhiệm và coi nó là vấn đề của riêng mình, cha mẹ không cần phải giải thích dài dòng cho con rằng vì sao mình nói như vậy.
Để tránh buột miệng nói ra điều có thể hối tiếc, cha mẹ nên...
Cha mẹ nắm giữ rất nhiều quyền lực đối với tâm lý con cái. Đôi khi chúng ta có xu hướng quên điều đó, đặc biệt là khi con cái đang khiến chúng ta phát “khùng”. Điều này xảy ra với mọi bậc cha mẹ, nhưng chúng ta phải nhớ kiềm chế cảm xúc và lời nói của mình và chỉ nói những điều sẽ giúp dạy những bài học mà chúng ta muốn con mình học.
Nếu bạn đang ở trong thời điểm cực kỳ tức giận và thất vọng với con mình, đây là một số điều bạn có thể làm.
Hít thở sâu:
Hãy hít một hơi thật sâu khi ta đang bực. Điều này sẽ giúp bố mẹ bớt căng thẳng hơn và việc tạm dừng bản thân một lúc sẽ cho ta thêm thời gian để ngăn bản thân nói ra những lời tổn thương đó. Hãy nhớ rằng, như James Lehman nói, "Bạn không cần phải tham dự mọi trận đấu mà bạn được mời”. Hãy nhìn nó theo cách này: điều gì sẽ xảy ra khi một bên buông tay trong trò chơi kéo co? Dây chắc chắn sẽ bị tuột và phía bên kia không còn đối thủ để mà tranh đấu nữa. Hít thở sâu và buông sợi dây đó ra. Điều này sẽ cho ta thời gian để bình tĩnh và sắp xếp lại cảm xúc.
Đặt lại sự tập trung:
Học cách để con bạn tập trung trở lại vào nhiệm vụ đang làm. Nếu bố mẹ đang cố gắng bắt đứa con 12 tuổi làm bài tập về nhà của chúng và nó tức giận rồi nói, "Con ghét bố", tôi khuyên bạn nên trả lời: "Chúng ta đang không đề cập đến việc con yêu hay ghét bố hay không lúc này. Những gì chúng ta đang nói đến là việc con cần hoàn thành bài tập toán. Hãy tập trung vào điều đó”. Đôi khi, trẻ em sẽ cố gắng lôi kéo cha mẹ vào một cuộc tranh luận đơn giản để chúng tránh phải làm điều gì đó mà chúng không muốn. Cố gắng tập trung vào những việc cần phải hoàn thành và đừng để lời nói của con làm ta rối trí hoặc kéo cha mẹ xuống cái mức độ trưởng thành của con.
Thay lời nói bằng hành động:
Nếu cha mẹ nhận ra rằng chuẩn bị đến mức chính ta sắp phải thốt ra điều gì đó mà có thể hối tiếc, thì đó là một dấu hiệu cho thấy ta nên rời khỏi cuộc tranh cãi đấy hoàn toàn. Một lần nữa, ta không cần phải tham dự “cuộc chiến” đó. Những gì phụ huynh cần có trong tình huống này là một chiến lược để “rút lui”. Chỉ cần nói: “Bố mẹ không muốn nói về điều này ngay bây giờ. Chúng ta sẽ nói chuyện sau khi mọi thứ bình tĩnh hơn”. Sau đó rời khỏi phòng.
Kiên quyết kiềm chế:
Đôi khi, có những bậc phụ huynh gọi điện cho chuyên gia tư vấn giáo dục con cái và nói: “Tôi không biết làm thế nào để ngừng nói những điều như vậy với con mình”. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng một phần trong cách để dừng lại là quyết tâm bỏ từ bỏ suy nghĩ đó. Hãy tự nói với bản thân rằng ta không cho phép mình nói những điều đó nữa, dẹp ngay việc những lời nói ấy có thể là một lựa chọn có muốn nói hay không. Khi cha mẹ loại bỏ khả năng đó, ta sẽ có thể làm điều gì đó khác biệt.
Hãy thử nghĩ xem phụ huynh muốn mối quan hệ của mình với con cái cải thiện như thế nào trong mười hoặc hai mươi năm kể từ bây giờ, đừng chỉ tập trung vào thời điểm căng thẳng này khi sự thất vọng của ta về con cái dường như đang bị đẩy lên tột đỉnh.
Là cha mẹ, chắc hẳn có những ngày ta buột miệng nói ra và hay nghe thấy những lời của chính mẹ hoặc cha mình từng nói, cả tốt và xấu. Tôi tin rằng các bậc cha mẹ không cố ý khi họ nói những điều gây tổn thương cho con cái của họ. Nhưng hãy nhớ rằng, những gì ta nói và ý thực sự của ta không phải lúc nào cũng là những gì con có thể nghe và hiểu. Như James Lehman nói, “Điều quan trọng là phụ huynh phải nhận ra rằng những gì cha mẹ nói không phải lúc nào cũng lọt vào tai con cái theo cách mình muốn.”
Trong bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào, ai rồi cũng sẽ thỉnh thoảng có những xung đột hay bất đồng với nhau. Thật không may, ta có thể nói những điều tổn thương, chắc hẳn ai trong tất cả chúng ta cũng đều đã làm như thế. Nhưng thành thật mà nói, nếu cha mẹ có thể quay lại với con của họ và nói, "Mẹ xin lỗi vì đã nói điều đó với con, mẹ hiểu ra rằng điều đó là sai", như vậy là đủ. Hầu hết trẻ em đều rất dễ tha thứ, chúng yêu cha mẹ và muốn sống hòa thuận với cha mẹ chứ. Chúng có thể vẫn nhớ những gì cha mẹ đã nói, nhưng cũng sẽ nhớ tới lời xin lỗi mà chúng nhân được. Đó là tấm gương tốt cho bất kỳ mối quan hệ nào, bởi vì ta đang thể hiện rằng, “Ba đã mắc sai lầm. Ba xin lỗi. Ba sẽ cố gắng không làm điều này nữa. Và ba mẹ yêu con rất nhiều."
*Nguồn: Empowering Parents
*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Comments