Học sâu khác gì so với những bài học bình thường mà ta vẫn giảng dạy hàng chục năm nay? Khái niệm này từ đâu mà có, và chúng ta áp dụng khái niệm này thế nào trong bối cảnh giáo dục hiện đại đang dần tiến tới đổi mới toàn cầu ở Việt Nam?
Theo Hewlett Foundation, học sâu vượt ra khỏi việc ghi nhớ những sự thật và quy trình, mà học sinh cần phải hiểu khi nào, làm cách nào và vì sao áp dụng những điều mình học.
Các con biết cách áp dụng kiến thức & kỹ năng đã được học để giải quyết vấn đề, tình huống ở trong cuộc sống, chứ không chỉ trên bài vở hay đề thi.
Các con chủ động trong việc tìm hiểu những chủ đề mình muốn học, và thầy cô là người dẫn dắt các con nghiên cứu những chủ đề đó.
Các con giải thích được những kiến thức và kỹ năng được học bằng cách riêng của bản thân, từ đó kiến tạo ra thông tin, kiến thức, giải pháp mới.
Để có cái nhìn tổng quan về những khái niệm hình thành nên định nghĩa “học sâu”, T.S. Michael Fullan (2015) đã định nghĩa
6 Cs trong giáo dục – 06 năng lực cần thiết đối với mọi học sinh trong thế kỉ 21.
Những năng lực này có mối quan hệ mật thiết với việc học sâu của các con trong một kỳ nguyên toàn cầu hóa.
✈️ CITIZENSHIP - QUYỀN CÔNG DÂN
Ở thời đại công nghê số 4.0 như bây giờ, việc các con hiểu biết sâu về quyền công dân và suy nghĩ như những công dân toàn cầu là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Hàng ngày, các con đọc tin tức trên toàn thế giới, từ phương Đông tới phương Tây. Từ đó, các con xây dựng thế giới quan đa dạng, sinh động và mang nhiều yếu tố khách quan trong đó, đủ để giúp con tự đưa ra được những thông tin, kiến thức, giải pháp mới cho những vấn đề hiện tại.
✒ CHARACTER - TÍNH CÁCH
Để học tốt, các con cần phải là người tốt. Các con học để tìm hiểu sâu, và trong quá trình tìm tòi và khám phá này, hẳn nhiên con sẽ trở nên gan góc, bền bỉ, và kiên trì hơn. Ngoài ra, do việc học sâu yêu cầu các con phải tự chủ động, tự vấp ngã và tự đứng lên, các con sẽ phát triển được khả năng phục hồi sau thất bại.
🔍 COLLABORATION - KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu trong thế kỉ 21. Đồng thời, các con cần học hỏi và đóng góp cho người khác trong môi trường nhóm, chứ không nên chỉ biết làm tốt phần việc được giao trong nhóm của mình.
🧩 CURIOSITY - KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
Các con cần biết cách chủ động đặt những câu hỏi định hướng phù hợp để tạo ra những ý tưởng mới. Từ đó, con cần xây dựng khả năng lãnh đạo để theo đuổi những ý tưởng đó và biến chúng thành hành động thiết thực.
💡 CRITICAL THINKING - TƯ DUY PHẢN BIỆN
Tư duy phản biện (TDPB) là một phần không thể thiếu trong mọi mô hình học sâu. TDPB được định nghĩa là khả năng đánh giá thông tin và lập luận một cách nghiêm túc, có chiều sâu, có logic. Ngoài ra, nó còn bao gồm khả năng kết nối, xây dựng kiến thức có ý nghĩa và áp dụng nó trong thế giới thực.
📢 COMMUNICATION - KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Mục đích của việc giao tiếp có thể tóm gọn được trong bốn điểm chính, đó là “thông báo, hướng dẫn, động viên và thuyết phục” khán giả. (Miller, 2015). Thông tin được trình bày cần rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, và mạch lạc để người đọc/người nghe hiểu được ý nghĩa mình muốn trao đổi.
* Nguồn: IEG Foundation
Comments