top of page

Con trẻ rồi cũng sẽ trưởng thành, khi đó bố mẹ làm gì?

936 tuần là khoảng thời gian ước lượng của một đứa trẻ từ khi chào đời đến khi tốt nghiệp cấp 3. Từ tuần thứ 937 trở về sau sẽ là một hành trình khác, cho bản thân những đứa trẻ và cả bố mẹ chúng.


Khi dự lễ tốt nghiệp cấp ba của con, chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ hạnh phúc và ăn mừng với nhau, chúc mừng bản thân đã thành công chăm sóc và nuôi dạy những đứa trẻ trong 936 tuần này. Cảm giác như đó là một mốc sáng đỉnh cao trong việc nuôi dạy con của họ. Họ đã thành công "hộ tống" những đứa con đến được "vạch đích đầu tiên" của cuộc đời. Tuy nhiên, điều mà hầu hết những đứa trẻ quan tâm lúc đó, chính là tìm kiếm "vạch đích thứ hai".


Vậy những bậc phụ huynh sẽ ở đâu, làm gì trên con đường con trẻ đi đến "vạch đích thứ hai"?Họ vẫn ở đó, dõi theo chúng, nhưng vẫn sẽ có điểm khác biệt với lúc trước.

"Tuổi trưởng thành mới nổi" hay "Tuổi mới nổi" (Emerging adult) là thuật ngữ chỉ khoảng thời gian những đứa trẻ thể hiện rõ sự thay đổi của chúng. Hầu hết những câu chuyện sẽ xoay quanh vấn đề tiền tiêu vặt và những câu hỏi sẽ dần chuyển từ "Đây là gì" thành "Làm thế nào".


Vậy bố mẹ làm gì khi đó?



PHÁT TRIỂN

Đây là cụm từ tôi (Charlie Conder) cảm thấy diễn tả đúng nhất việc nuôi dạy con trong khoảng thời gian này. Chúng ta cần sự thay đổi trong việc chăm sóc con cái, song song với sự thay đổi của bản thân những đứa trẻ. Lúc trước, khi con tôi đặt câu hỏi, tôi thường nhanh trả lời. Nhưng hiện tại, tôi sẽ hướng dẫn để chúng tự tìm ra câu trả lời. Mọi đứa trẻ đều rất thông minh, nhưng sự thật là nhiều bố mẹ đang làm chậm lại khả năng xử lý vấn đề của chúng. Thay vì để các con tự dành thời gian tìm hiểu, bố mẹ sẽ giải quyết mọi vấn đề cho chúng với lý do tiết kiệm thời gian. Chăm sóc con trẻ không đến từ việc giải đáp thắc mắc, mà bố mẹ nên trở thành người thầy đáng tin cậy của chúng


TRÁCH NHIỆM

Tôi hy vọng rằng nhiều phụ huynh biết cách dạy con trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm thay vì chỉ là những đứa trẻ có trách nhiệm. Có rất nhiều thứ bố mẹ nghĩ rằng con trẻ sẽ tự nhận thức được khi chúng trưởng thành. Nhưng sự thật rằng càng lớn, chúng ta càng thấy được việc trở thành người lớn khó đến mức nào. Vậy tại sao chúng ta lại nghĩ rằng những đứa trẻ sự tự lớn mà không cần những lời khuyên? Bố mẹ nên dạy con cách tự chăm sóc cho bản thân, từ những việc nhỏ nhặt như chuẩn bị bữa ăn đến những thứ giúp ích trong tương lai như làm sao để tiết kiệm và quản lý tài chính. Không phải ai cũng rảnh rỗi để facetime với con cái khi chúng đến siêu thị để bảo chúng phải mua thứ gì và thế nào là đắt hay rẻ. Việc để con trẻ tiếp cận với những thứ như thế sẽ dạy chúng có trách nhiệm và có cách nhìn thiết thực hơn với cuộc sống.


SUY NGẪM

Tiến sĩ Tim Elmore từng nói rằng: "Một ngày của những đứa trẻ chứa đầy các hoạt động nhân tạo với những hậu quả nhân tạo, dẫn đến sự trưởng thành giả tạo." (Kids’ days are full of artificial activities with artificial consequences, resulting in artificial maturity.”). Đừng sợ khi những đứa trẻ trải qua thất bại. Rất khó khăn đối với nhiều phụ huynh khi chứng kiến con cái mình mắc sai lầm và vật lộn để giải quyết chúng. Nhưng trải qua thất bại và học cách đứng lên để bước tiếp là bài học rất cần thiết trên con đường trưởng thành. Tuy nhiên, trước heets, phụ huynh nên học cách "buông tay" con để chúng tự lớn, thay vì bảo vệ và săn sóc chúng quá nhiều.


Có rất nhiều thứ bố mẹ cần biết đến khi đối mặt với "Tuổi trưởng thành mới nổi" để dạy bảo nhưng cũng cho con đủ không gian riêng để trưởng thành. Chính vì thế, hãy cùng cố gắng để vượt qua quãng thời gian này một cách hạnh phúc nhất.

* Nguồn: The Parent Cue * Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG #tuduytrunghoc #IEGGlobal #Inspiringmind #nghechame


69 lượt xem
bottom of page