top of page

Giúp trẻ quản lý giấc ngủ

Nói một cách khách quan, việc thiếu ngủ chẳng hay ho chút nào.


Tuy vậy, khi còn nhỏ, lối sống “ngủ sớm dậy sớm” đối với tôi nghe có vẻ khá nhàm chán. Ở tuổi thiếu niên, tôi nghĩ việc thức muộn và xem các chương trình trò chuyện đêm khuya thật tuyệt. Những năm 20 tuổi, với tư cách là một cố vấn nghiệp vụ, tôi lại rất tự hào về việc đến văn phòng trước khi trời sáng và làm việc đến tối muộn.


Tương tự như vậy, theo lời mấy cô con gái vẫn đang ở độ tuổi thiếu niên của tôi, việc thức thật khuya và hôm sau đến trường cùng một ly cà phê lớn trong tay có một sức hút nhất định đối với tuổi teen.


Nếu bạn cũng có con đang ở độ tuổi thiếu niên, hãy hỏi chúng cảm thấy thế nào về việc đi ngủ sớm hơn. Có thể bạn rồi sẽ đi đến kết luận giống như một nghiên cứu gần đây đã phân tích vấn đề này một cách có hệ thống, tập trung vào một nhóm tuổi thanh thiếu niên nhất định.


Kết quả được chia ra thành hai viễn cảnh lớn.


Thứ nhất, thanh thiếu niên thường thức khuya sử dụng điện thoại vì FOMO (fear of missing out) - nỗi lo sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Một cậu bé 15 tuổi chia sẻ rằng:

Con luôn tự hỏi những người khác đang làm gì nhỉ? Họ đang nói chuyện với nhau à? Mình có đang bỏ lỡ gì không? Mình có nên tham gia không nhỉ? Mình có nên dậy không? Tất cả những điều này đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

Thứ hai, thanh thiếu niên coi việc thường xuyên online và phản hồi thật nhanh trên các nền tảng mạng xã hội ngay cả khi đã quá giờ ngủ giống như một chuẩn mực xã hội mới. Một cô bé 14 tuổi giải thích:

Nếu cuộc trò chuyện đang diễn ra tốt đẹp, bạn cần giữ nó tiếp tục. Bạn không thể lờ nó đi được bởi như thế thật là bất lịch sự và thô lỗ.

Nghiên cứu này nhắc tôi nhớ đến một kiến thức phổ biến trong các nghiên cứu về khả năng tự kiểm soát bản thân: đánh giá là chủ quan. Con người ở mọi lứa tuổi, kể cả những đứa trẻ ở độ tuổi teen vẫn luôn luôn đánh giá các sự việc. Đây có phải việc đáng để làm không nhỉ?


Các sự thật khách quan - tác hại của việc thiếu ngủ đối với hiệu suất công việc, cảm xúc và sức khỏe - có ảnh hưởng rất ít đến quyết định đi ngủ so với những đánh giá chủ quan của ta về việc này.


Hoặc, theo lời của Shakespeare, thì “chẳng có gì là tốt hay xấu, nhưng suy nghĩ khiến nó trở nên như vậy”.



Cha mẹ phải làm gì?


Hãy thử làm theo lời khuyên của Arianna Huffington, người, cùng tuổi với tôi, đã học được rằng không có gì giá trị hơn một giấc ngủ ngon: Hãy tính ngược lại từ thời điểm bạn phải thức dậy vào buổi sáng, sau đó trừ đi số giờ bạn cần phải ở trạng thái tỉnh táo và tốt nhất của mình. Đó sẽ cho ra khoảng thời gian bạn cần cho giấc ngủ của bản thân.


Nếu con nghĩ rằng đi ngủ sớm là điều thật nhàm nhán...


Hãy thử giúp con tạo một lí do với bạn bè để bảo vệ giấc ngủ. Ví dụ: “Bố mẹ tớ nghiêm khắc lắm. Chán thật đấy, nhưng bố mẹ thực sự sẽ tịch thu điện thoại của tớ sau 10 giờ tối!”.


* Nguồn: Character lab

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG


#tamlytrunghoc #IEGGlobal #Inspiringmind #nghechame


59 lượt xem
bottom of page