Chán quá đi!!!
Tôi nhớ mình đã từng nói - gần như hét lên - điều này khi còn là một thiếu niên, đặc biệt là trong kỳ nghỉ hè. Suốt cả năm, tôi đã luôn mong chờ sự tự do để làm bất cứ điều gì mình muốn. Tuy nhiên, trong vòng một hoặc hai tuần, thức dậy muộn, xem tivi cả ngày và “không làm bất cứ điều gì cả”, thì mong muốn đó lại biến mất, và những gì tôi đã từng hứng thú bỗng chốc trở nên tẻ nhạt.
Chán nản là gì?
Theo nhà tâm lý học Erin Westgate giải thích, chán nản là cảm xúc mà chúng ta trải nghiệm khi chúng ta không muốn hoặc không thể cảm thấy hứng thú vào các hoạt động có ý nghĩa.
Điều này nghe chừng có vẻ rõ ràng, nhưng sâu xa hơn ở đây là có hai lí do hoàn toàn riêng biệt dẫn đến sự nhàm chán. Đôi khi, chúng ta cảm thấy chán nản vì những gì chúng ta đang làm dường như vô nghĩa. Đáng buồn thay, đây là điều rất nhiều học sinh đang cảm thấy về việc học
Tại sao mình lại phải học cái này nhỉ? Ai mà quan tâm cơ chứ?
Lí do thứ hai đó là mức độ khó khăn. Ngay cả khi chúng ta nhận thức được việc này rất quan trọng, chúng ta vẫn cảm thấy buồn chán khi thấy những gì mình đang làm là quá dễ hoặc quá khó. Đây là lý do tôi thích những công nghệ giúp điều chỉnh mức độ khó của bài tập cho từng học sinh. Ví dụ: Khan Academy, Zearn Math và Leap Innovation.
Sự chán nản đang cố nói với chúng ta điều gì?
Sự chán nản là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang lãng phí thời gian và cần phải thay đổi. Thật may mắn là trẻ thường rất nhanh chán. Có cách nào khác nữa để khiến trẻ hiểu rằng đã đến lúc chúng cần thay đổi không?
Chìa khóa ở đây theo lời khuyên của Westgate là ứng phó với cảm xúc nhàm chán một cách thông minh.
ĐỪNG để những cơn chán nản trở nên lãng phí. Ví dụ, cày phim Netflix có thể rất hấp dẫn nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng, giống như đồ ăn vặt, nó chỉ mang lại thỏa mãn nhất thời. Các trò chơi điện tử lại được thiết kế khéo léo hơn để giữ hứng thú bằng cách cân bằng giữa quá dễ và quá khó, đừng cố thỏa mãn nhu cầu cảm thấy hữu ích với những người khác ngoài chính bản thân mình.
HÃY nghĩ về sự nhàm chán như cách não bộ của ta đang phát tín hiệu rằng một điều gì đó đang cần được điều chỉnh. Và nếu trẻ cần bạn giúp đỡ để vạch ra một lộ trình thoát khỏi sự buồn chán và thực sự tham gia vào việc gì đó, hãy giúp con một tay. Hãy gợi ý chon con tạo một danh sách các hoạt động hàng ngày “chán chết đi được” cùng một danh sách các hoạt động khác mà con cho là “hay cực kỳ!”. Cùng nhau lập kế hoạch để xem bạn có thể tạo ra các hoạt đồng khơi gợi cảm hứng cho con trong mùa hè không. Tôi đảm bảo rằng suy nghĩ về những gì làm và không làm chúng ta chán nản, rất thú vị.
* Nguồn: Character lab
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Commenti