top of page

Làm sao để giúp con đặt bớt áp lực lên bản thân (phần 2)

Cách đối phó với chủ nghĩa hoàn hảo ở tuổi teen


Nói một cách đơn giản, thanh thiếu niên có thể học cách thông cảm cho bản thân hơn. Lòng trắc ẩn đối với bản thân dạy chúng ta phải đối xử tử tế với chính mình. Theo định nghĩa của Kristin Neff, lòng trắc ẩn là nhận thức được rằng ta đang đấu tranh, hiểu rằng những cảm xúc khó khăn như tổn thương, tức giận, thất vọng và cô đơn là một phần của trạng thái con người, và sau đó chủ động hỗ trợ và an ủi bản thân khi ta thấy mình cảm nhận một trong những trạng thái kể trên.


Nói cách khác, thanh thiếu niên có thể khuyến khích bản thân bằng cách sử dụng “củ cà rốt” chứ không phải “cây gậy”. Và nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà rốt hoạt động tốt hơn.


Ví dụ, trong một nghiên cứu ở các bạn tuổi teen ở Úc, khi thanh thiếu niên có lòng tự trọng hơn, tính cầu toàn ít có khả năng dẫn đến trầm cảm hơn. Lòng tự trắc ẩn thực sự đã bảo vệ những thanh thiếu niên có khuynh hướng cầu toàn khỏi việc trở nên trầm cảm. Điều tương tự cũng xảy ra trong một nghiên cứu khác giữa các sinh viên đại học ở Trung Quốc: Những người có lòng trắc ẩn với bản thân cao hơn sẽ ít bị trầm cảm hơn và nó giúp giảm bớt tác động của chủ nghĩa hoàn hảo độc hại đối với bệnh trầm cảm.


Như Neff đã nói, lòng trắc ẩn với bản thân cũng giống như với người khác, nhưng lật ngược lại vấn đề: hướng lòng trắc ẩn mà chúng ta sẵn sàng dành cho người khác sang cho chính mình. Nếu chúng ta có thể thương cảm cho chuyện của người khác, thì không có lý do gì chúng ta không thể thương chính mình. Chúng ta chỉ không quen với việc đó, và chúng ta chưa học được cách làm thế nào.



Nhưng các bạn tuổi teen hoàn toàn có thể học cách tự thương mình hơn. Lòng trắc ẩn với bản thân có thể được trau dồi và nuôi dưỡng, và nhiều chương trình đào tạo về lòng trắc ẩn khác nhau đã được phát triển và thử nghiệm.


Trong chương trình về lòng trắc ẩn, thanh thiếu niên học được rằng chúng không cần phải đối xử nặng nề với chính mình để tự thúc đẩy. Điều này khá mở mang và mới lạ đối với những bạn tuổi teen nào nghĩ rằng chúng sẽ chẳng đạt được gì trong cuộc sống nếu chúng đối xử tốt với bản thân. Thứ hai, chúng sẽ tìm hiểu về con người nói giống mình - rằng nhiều thanh thiếu niên khác cũng đang gặp khó khăn giống như chúng. Mặc dù điều này có thể dễ thấy đối với người lớn, nhưng các bạn tuổi teens thường cảm thấy như chúng là người duy nhất gặp khó khăn, và các bạn cùng trang lứa của họ là những người đang vui vẻ trải qua những năm tháng thiếu niên với sự chăm sóc cẩn thận.


Teens có thể học các bài thực hành thiền ngắn mà chúng có thể thực hiện ngay tại chỗ, bất cứ khi nào chúng cảm thấy khó chịu hay lo lắng, và học các bài thiền dài hơn mà chúng có thể thực hiện khi có thời gian. Quan trọng nhất, tụi nhỏ học được rằng bản thân có thể đối xử tử tế với bản thân và không cần phải đợi người khác làm điều đó trước với mình. Hơn nữa, chúng không cần phải hoàn hảo để xứng đáng được đối xử tốt; chúng cần nhớ rằng tất cả cá thể trên hành tinh này đều không hoàn hảo, và không hoàn hảo là một điều hoàn toàn ổn.


Đối với Belen, con gái của bạn tôi, cô bé đang học cách yêu bản thân hơn. Tất nhiên, Belen vẫn phải học tập — lòng trắc ẩn hiển nhiên không đồng nghĩa với bỏ công việc của mình. Trên thực tế, cô bé ấy đang học rất nhiều, nhưng không sợ thất bại như trước. Cô bé biết rằng nếu nó trượt một bài kiểm tra, điều đó không có nghĩa là một người không xứng đáng và không giá trị; thất bại không thay đổi con người của cô bé ấy. Belen sẽ chỉ phải tổng hợp lại và nghĩ về chiến lược tốt nhất và hiệu quả nhất cho một môn học — hoặc cho cuộc sống của chính cô bé. Và đó là định nghĩa của lòng trắc ẩn đối với.


* Nguồn: Greater Good

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG


bottom of page