top of page

Làm sao để khiến con TỰ GIÁC hơn (phần 2)

Mệt mỏi vì luôn phải nhắc nhở: Làm sao để khiến con tự giác hơn?

Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global
Nguồn: Getty Images/Imagezoo

Cùng con giải quyết vấn đề


Alfie Kohn, tác giả của cuốn sách “Nuôi dạy con cái vô điều kiện” (Unconditional Parenting), cho biết người lớn thường tự đưa ra quyết định và sau đó chỉ “thông báo và ra lệnh” cho trẻ rồi sau đó mong đợi con vâng lời và làm theo. Đó là nguồn cơn để minh hoạ cho một cuộc chiến quyền lực.


Thay vì làm như vậy, phụ huynh nên ưu tiên cùng con giải quyết vấn đề đang có. Joanna Faber, tác giả cuốn sách “Làm sao để nói khi con không muốn nghe” (How to Talk When Kids Don’t Listen), cho biết cả nhà nên ngồi xuống cùng nhau khi mọi người đều bình tĩnh và trước tiên hãy nói về cảm xúc của chính mình (ví dụ: “Bố thấy con khó chịu như thế nào khi bố yêu cầu con treo áo khoác lên”).


Sau khi thừa nhận cảm xúc của bản thân, hãy mô tả vấn đề bằng một ngôn ngữ trung lập nhất có thể (“Vấn đề ở đây là nếu con không treo áo khoác lên khi con thay quần áo, áo nằm chỏng chơ trên sàn nhà rồi sẽ bị bẩn hoặc ai đi qua có thể sẽ vấp ngã”). Hãy cùng mọi thành viên trong gia đình nêu lên các giải pháp tiềm năng (như “Làm cách nào để chúng ta có thể treo đồ lên dễ dàng hơn?”) và viết chúng ra, bất kể chúng có ngớ ngẩn hay kỳ lạ. Cả nhà sẽ bỏ phiếu cho ừng cách giải quyết sau khi đã lọc ra những giải pháp như “vứt cái áo khoác đi”, nên chắc chắn những giải pháp như thế sẽ không có cơ hội được thực hiện.


Lập kế hoạch và sau đó thử thực hiện nó, và nếu có điều gì đang đi chệch hướng so với những gì ta dự tính thì cả nhà nên cùng ngồi lại và giải quyết nó, đây chính là một giải pháp mang tính nền tảng cho mọi vấn đề. Ablon nói rằng quá trình này cũng quan trọng như khi đi tìm kết quả.

Nó đưa ra một hình mẫu về việc cùng giải quyết những khúc mắc trong một tập thể, từ đó có thể áp dụng trong nhiều tình huống khác.


Đừng chỉ mỗi bảo con phải làm, hãy dạy con


Ablon nói, trẻ sẽ hoàn thành một việc dễ dàng nếu con thực sự biết cách. Khi mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như cả bố mẹ và con muốn, điều quan trọng đầu tiên là phải xem liệu con đã có đủ những điều kiện cần để thành công trong việc đó chưa.


“Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng những kỳ vọng mà ngay cả con cũng không biết nó là gì, bởi hoặc là nó chẳng rõ ràng, hoặc là thay đổi liên tục”.


Thêm vào đó, trẻ dưới 8 tuổi nên được cùng cha mẹ thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với độ tuổi, thay vì việc cha mẹ giao nhiệm vụ cho con và cứ thế mong con có thể tự hoàn thành công việc đó. Với những bé trên 8 tuổi, khi con chỉ mới đang học cách xử lý một số công việc nhà cũng sẽ cần được cha mẹ giúp đỡ và chỉ bảo ngay từ đầu. Nếu phụ huynh chỉ đơn giản là nhắc nhở con làm việc nhà mình chính bản thân con không thể tự xử lý hoặc chưa cảm thấy tự tin khi phải tự làm thì đó là một công thức dẫn đến thảm họa.


Những trẻ chậm phát triển về mặt tư duy và nhận thức có thể cần nhiều thời gian hơn để học cách hoàn thành một công việc, đặc biệt là những gì liên quan đến lập kế hoạch trước hoặc kiểm soát bản thân, một nhóm các kĩ năng cơ bản được cho rằng là bất kì ai cũng cần phải có trong quá trình trưởng thành. Nhưng sự thật là chẳng có đứa trẻ nào phát triển giống đứa nào trong quá trình kia. Lewis khuyên các bậc cha mẹ nên cố gắng bỏ cách nói “con nên” ra khỏi từ vựng của họ, vì nói như vậy thường gây ra sự bực mình trong con.


Đôi lúc cha mẹ cũng cần nhìn lại mọi thứ


Trẻ nhỏ phát triển không theo một cách tuyến tính. Ví dụ như con có thể tự mặc quần áo một lần không có nghĩa là lần nào con cũng có thể đạt được kết quả đó. Đôi khi chính con cũng có thể bị phát triển “lệch đi” do mâu thuẫn với bạn bè, do những yêu cầu cao hơn ở trường hay kể cả là đại dịch toàn cầu.


Ablon nói, trong quá trình nuôi dạy con cái thì việc nhắc nhở con là một điều rất bình thường, nhưng nhắc bằng cách nào lại tuỳ thuộc vào những người làm cha làm mẹ. Ta hãy thử hỏi con mình, "Cách tốt nhất để mẹ có thể nhắc nhở con mà không làm cho con thấy khó chịu là gì?"


Ablon còn khuyên cha mẹ lên một kế hoạch và “mong rằng kế hoạch đó sẽ không thành công”. Rồi ta hãy nêu ra những điều chưa hiệu quả trong cuộc họp gia đình. Hãy cùng nhìn lại danh sách các giải pháp tiềm năng mà cả nhà đã đưa ra và bầu chọn cho nó thông qua quá trình giải quyết vấn đề và từ đó hãy chọn một giải pháp khác để triển khai hoặc đưa ra những cái mới.


Nếu phụ huynh thấy mình trở nên mệt mỏi thêm một chút, hãy nhớ rằng đến chính người lớn chúng ta còn phải thử đi thử lại các cách thức khác nhau cho các nhiệm vụ và công việc của mình, cho đến khi ta tìm được cách tốt nhất.


Lewis nói, bậc phụ huynh sẽ bớt bực dọc và khó chịu hơn rất nhiều nếu ta có thể nhìn nhận sự bất chấp từ con cái hoặc một thói quen bị phá vỡ không phải là một vấn đề nghiêm trọng mà đơn giản chỉ là một tín hiệu cho thấy “ta cần phải thay đổi điều gì đó”.


Cô ấy nói: “Thay đổi trong tư duy có thể giúp chúng ta rất nhiều trong việc nuôi dạy con cái. Điều này là hoàn toàn bình thường. Đây là một phần của tuổi thơ con.”



* Nguồn: Vox Magazine

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global


94 lượt xem
bottom of page