top of page

Mẹo để "cả ba và mẹ" cùng quyết định chuyện gia đình (Phần 2)


3. Bắt đầu bằng một buổi trò chuyện thoải mái


Nếu bạn có thời gian, hãy ngồi xuống và nói về những cảm xúc của bạn mà không cảm thấy áp lực để phải đưa ra bất kì quyết định nào một cách nhanh chóng. Việc dành thời gian để hiểu rõ quan điểm của mỗi người trước khi tiến vào vấn đề chính có giá trị như một liệu pháp điều trị.


"Không phải những gì chúng ta nói không có ý nghĩa, nhưng đôi khi năm điều đầu tiên chúng ta nói ra ấy lại không phản ánh đúng ý của mình", Lively nói. Chiến thuật của những nhà tâm lý trị liệu là trả lời: "Kể cho tôi nghe thêm về những gì bạn đang nói", cũng có thể hữu ích đối với những người không chuyên.


"Tôi cố gắng thuyết phục mọi người nhìn thấy rằng đi đủ xa với một ý tưởng hoặc cảm xúc, điều đó không bao giờ là một đường cùng," cô nói. "Nhưng người ta thường không làm điều đó nếu họ cảm thấy bị chỉ trích. Cảm giác an toàn và được vui vẻ để thể hiện bản thân, ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển."


4. Tập viết ra những điều muốn nói


Dù có thể nghe giống như bài tập về nhà, Lively nói rằng việc viết ra quyết định bạn đang đối diện lên phần đầu của tờ giấy có thể rất hữu ích. Xác định vấn đề là một bước đầu quan trọng mà có thể không rõ ràng, như các cặp đôi thường nghĩ. Nhiều cặp vợ chồng mà Lively gặp trong buổi tâm lý trị liệu bất ngờ phát hiện rằng họ thậm chí còn không cùng quan điểm xem vấn đề là gì ngay từ đầu.


"Người vợ hoặc chồng căng thẳng có thể coi người bạn đời của mình chính là vấn đề, nhưng vấn đề là vấn đề", cô nói. "Quan trọng là xác định rõ mục tiêu cuối cùng mà cả hai đang cố gắng hướng tới."


Bà cũng gợi ý một cách làm như sau. Viết ra lý do tại sao những quyết định kia có thể có giá trị và ý nghĩa đối với bản thân mình. Điều này cũng có thể giúp xác định các vấn đề đang diễn ra. Mỗi đối tác nên viết danh sách các điểm mạnh và điểm yếu về cách giải quyết vấn đề, cô nói, sau đó đối chiếu hai danh sách này với nhau.

Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global

5. Nghiên cứu một chút


Các quyết định tốt không dựa trên niềm tin mà không có dữ liệu hoặc thông tin bổ sung. Ví dụ như đứa nhỏ 8 tuổi nhà mình muốn đi trại hè qua đêm và một trong hai người nghĩ 8 tuổi là tuổi phù hợp, nhưng người kia nghĩ rằng thế là quá non nớt và nguy hiểm, lúc đó ta hãy nói chuyện với các bậc cha mẹ khác, tìm hiểu thông tin hoặc thậm chí nói chuyện với một nhà tâm lý về trẻ nhỏ trước khi đưa ra quyết định.


"Tôi cũng làm điều này với con cái của mình," bà nói. "Nếu chúng hỏi tôi liệu họ có thể làm một điều gì đó, tôi có thể nói: “Để mẹ suy nghĩ và tìm hiểu đã nhé, sau đó nhà mình có thể nói thêm về nó.'"


6. Thỏa thuận


Ừ thì, đại loại là như thế. "Thỏa thuận", theo bà Jenny, là một thuật ngữ tương đối mang theo kỳ vọng không thực tế và không có gì là sai khi cả hai đạt được thỏa thuận.


Khi người ta nói đến thỏa thuận, thường có nghĩa là gặp nhau ở giữa hai cạnh. "Nhưng," Depanian bổ sung, "theo quan điểm của tôi, đôi khi thỏa thuận ám chỉ việc bạn sẽ nhường cho đối phương của mình vấn đề nào, và cái nào mình sẽ phải tự lo liệu."


Một công cụ thỏa thuận mà Fisher khuyến nghị cho các cặp đôi được gọi là " Ném trái bóng " (Bounce the Ball). Cách làm như sau: Đối tác A chia sẻ ý kiến ​​của mình về một vấn đề và giá trị đằng sau quan điểm của họ. Sau đó, họ “ném bóng” bằng cách nói "Thế em/anh nghĩ sao?" Tiếp theo, đối tác B chia sẻ ý kiến ​​của mình về vấn đề và giá trị đằng sau vấn đề ấy, sau đó lại ném ngược trái bóng lại bằng câu hỏi "Còn anh/em nghĩ thế nào?" Tiếp theo, đối tác A phải tiến gần hơn đến quan điểm của đối tác B và đề xuất thỏa thuận, sau đó đặt cùng một câu hỏi. Đối tác B cũng làm điều tương tự cho đến khi họ đạt được một giải pháp.


"Nếu cả hai vợ chồng tin vào giá trị của việc chia sẻ quyền lực và có tiếng nói ngang và bình đẳng với nhau, thì điều này sẽ rất hiệu quả," Fisher nói.


Nói cách khác, mục tiêu là đạt được sự đồng ý nhưng phải thật lòng và vui vẻ, không chỉ là đồng ý suông.


"Sự đồng thuận có nghĩa là chúng ta đã cùng tán thành một điều, nhưng một trong số chúng ta có thể chỉ là nhượng bộ, và sau đó có thể dẫn tới sự oán trách," Fisher nói. "Sự đồng ý thật lòng có nghĩa là cha mẹ, hay đối tác trong mối quan hệ vợ chồng, đã đạt được một sự thỏa thuận mà cả hai đều cảm thấy tốt về nó."


Các cặp vợ chồng coi mình là một đội ăn ý với triết lý rằng "Nếu nửa kia của mình hạnh phúc, mình cũng hạnh phúc" thường dễ đưa ra quyết định chung hơn, Lively nói. Các quyết định dựa nhiều theo nguyện vọng của người vợ hoặc chồng hơn trong một tình huống cụ thể không nên trở thành việc “ghi điểm” (ghi lại những lần đối phương làm theo nguyện vọng của mình) để rồi cuối cùng lại giận bỏ lẫn nhau. Vấn đề này chỉ thường xảy ra nếu nhu cầu của một trong hai người không được đáp ứng.


Điều này nghe có vẻ đã quá quen thuộc, Lively nói, nhưng quan tâm đến hạnh phúc của người bạn đời của mình là nền tảng của việc cha mẹ cùng đưa ra quyết định chung.


"Tôi thường hỏi các cặp phụ huynh mà tôi làm việc cùng: 'Anh/chị có suy nghĩ về hạnh phúc của đối phương không? Điều đó có phần nào thúc đẩy hành vi của bản thân không?'" cô nói. "Nếu bạn cảm thấy được ủng hộ, bạn không cần phải ghi chép lại từng điều đó."

*Nguồn: Fatherly

*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG



28 lượt xem
bottom of page