top of page

"Nỗi sợ" của cha mẹ hiện đại (Phần 1)

Là một bậc phụ huynh hiện đại, tôi còn là một nhà tâm lý học trẻ em, do đó đã có cơ hội làm việc cùng rất nhiều phụ huynh hiện đại khác. Điều này cho bản thân có thêm những cái nhìn sâu sắc hơn về suy nghĩ của những người làm cha làm mẹ ngày nay.


Các bậc phụ huynh hiện đại hiện nay phải giải quyết cũng như đối mặt với những mối quan tâm giống với thế hệ của cha mẹ và cả của ông bà ngày trước. Mà còn hơn thế nữa! Chúng ta không chỉ cần dành thời gian, năng lượng và nỗ lực để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, giỏi giang và ngoan ngoãn mà còn cần phải tìm ra những cách nuôi dạy con hiệu quả trong một môi trường dễ bị hướng theo sự lười biếng, nông cạn và cả lạm quyền.


Hơn nữa, chúng ta cũng nhận thấy rằng thật chẳng công bằng cho các ông bố bà mẹ hiện đại ngày nay khi phải chịu những định kiến ​​là họ lười biếng và thiếu năng lực. Nhưng từ những gì cá nhân mình thấy, hầu hết các ông bố bà mẹ hiện đại ngoài kia luôn nỗ lực không ngừng để tìm ra cách nuôi dạy những đứa trẻ thú vị, tốt tính và có đạo đức trong thế giới ngày nay.


Vậy Cha Mẹ Hiện Đại phải bận tâm nhất đến điều gì? Dưới đây là 4 nội dung hàng đầu mà được hỏi nhiều nhất bởi các bậc phụ huynh. Trong những nội dung ấy, tôi cũng sẽ đưa ra những gợi ý đơn giản về cách bắt đầu giải quyết những mối quan tâm này trong Gia đình hiện đại của mỗi chúng ta.


#1 Cha mẹ hiện đại lo sợ con cái thiếu giá trị riêng


Nỗi lo: Nhiều bậc cha mẹ bày tỏ một số lo lắng vì con họ dường như không hiểu rằng có nhiều điều quan trọng đối với cuộc sống hơn là chụp một bức ảnh selfie hoàn hảo hoặc sở hữu những món đồ công nghệ hiện đại hoặc mấy món đồ “hot” nhất trên thị trường. Các bậc cha mẹ hiện đại ý thức rất rõ rằng sống một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn, đủ đầy có nghĩa là có sự cân bằng lành mạnh giữa trách nhiệm, niềm vui và sự phát triển cá nhân. Vậy làm thế nào để chúng ta dạy con nhìn ra đồng thời phát triển niềm đam mê, giá trị và niềm tin cá nhân trong con?


Làm sao để xua tan nỗi lo này: Bước đầu tiên để “hoá giải” nỗi lo này là cha mẹ cần phải hiểu tường minh về niềm đam mê, về giá trị và về niềm tin của bản thân trước khi ta có thể nói chuyện với con về điều đó. Chỉ khi ta hiểu rõ điều gì là quan trọng đối với mình và tại sao những giá trị này lại quan trọng, thì ta mới có thể xây dựng một kế hoạch chi tiết, rõ ràng để dẫn đường cho chính mình trong việc đưa ra các quyết định nuôi dạy con cái. Bên cạnh đó, con con cũng có thể thấy được cha mẹ mình hoạ cho ý nghĩa của việc sống một cuộc sống viên mãn khi phụ huynh lên kế hoạch hàng ngày để hoàn thành các công việc cũng như là trách nhiệm của mình, đồng thời tham gia vào các hoạt động để phát triển bản thân.


Cha mẹ là những hình mẫu nắm vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân, niềm đam mê, giá trị và niềm tin của chính mình bởi vì điều này cũng dạy cho trẻ những bài học cuộc sống quan trọng trong cuộc đời con:

  • Nuôi dạy con cái chỉ là một phần trong cuộc sống của cha và mẹ. Phụ huynh đâu chỉ là những người chăm sóc và nuôi dạy trẻ - chính chúng ta cũng có sở thích và thú vui, là những điều khiến bản thân mình trở thành những người thú vị đối với người khác.

  • Sự học và phát triển cá nhân không hề kết thúc sau khi tốt nghiệp cấp ba hay đại học, mà sống một cuộc sống viên mãn, đủ đầy có nghĩa là ta vẫn có thể tiếp tục theo đuổi kiến ​​thức trong các lĩnh vực mà chính người làm cha mẹ đam mê.

  • Dành thời gian cho bạn bè và gia đình là điều thiết yếu trong sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Cha mẹ làm gương cho trẻ cách kết bạn và giữ gìn tình bạn tích cực chính là bài học cuộc sống quan trọng cho con.

  • Tập cách hoàn thiện tâm hồn - cho dù đó là qua một tôn giáo có tổ chức hay các hình thức khác - là điều quan trọng để hiểu bản thân mình là ai và để khám phá mục đích của chính mình trong cuộc sống.


Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global #1 Cha mẹ hiện đại lo sợ con cái thiếu giá trị riêng #2 Sử dụng các tiện ích hiện đại là một công cụ, không phải là một cách sống Là một bậc phụ huynh hiện đại, tôi còn là một nhà tâm lý học trẻ em, do đó đã có cơ hội làm việc cùng rất nhiều phụ huynh.

#2 Sử dụng các tiện ích hiện đại là một công cụ, không phải là một cách sống


Nỗi lo: Có cha mẹ nào cảm thấy quá chán vì con phụ thuộc quá nhiều mấy đồ công nghệ điện tử, nhắn tin thay vì nói chuyện với chính anh chị em ruột ở ngay phòng bên và sử dụng mạng xã hội ở cả những nơi mà con có thể kết bạn với những người bạn thực sự? Mặc dù nhiều bậc cha mẹ hiện đại thích sự tiện lợi mà công nghệ mang lại cho chúng ta, nhưng họ lại rất lo lắng rằng công nghệ đang chiếm lấy cuộc sống của con một cách vô cùng tiêu cực.


Làm sao để xua tan nỗi lo này: Ngay cả khi phụ huynh muốn loại bỏ tất cả các hình thức mà công nghệ có thể xuất hiện trong cuộc sống và quay trở lại với những điều cơ bản, thì tốt nhất là ta nên dạy con cách tích hợp công nghệ vào cuộc sống hàng ngày theo cái cách mà nó có thể tạo điều kiện cho việc giao tiếp, học tập và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Hãy đối mặt với điều đó - lũ trẻ nhà ta sẽ cần sử dụng công nghệ khi con trưởng thành, vì vậy nhiệm vụ của bậc cha mẹ là dạy con cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý.


Các bậc cha mẹ hiện đại cần phát triển các tiêu chuẩn gia đình về việc sử dụng công nghệ và tạo ra các quy tắc trong nhà dựa trên các tiêu chuẩn này. Một khi cha và mẹ hiểu rõ lập trường của mình về chuyện công nghệ, ta cần phải truyền đạt và thống nhất rõ ràng các quy tắc này cho con.


Một cách để làm điều này là cả nhà cùng ngồi lại với nhau và “ký kết” những bản cam kết mà ở trong đó nêu rõ các quy tắc và kỳ vọng liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động, máy điện tử và phương tiện mạng xã hội. Không chỉ vậy, bản cam kết ấy cũng cần thống nhất những hậu quả mà con phải chịu nếu những quy tắc này bị vi phạm.


Tôi phải thừa nhận rằng điều này không hề dễ dàng gì. Là một phụ huynh ứng dụng những nguyên tắc này vào việc dạy con cái về cách sử dụng công nghệ một cách hợp lý, tôi khẳng định rằng điều này vô cùng xứng đáng với những nỗ lực mình bỏ ra. Giờ cậu con trai của tôi đã 19 tuổi và bước vào đại học một cách tự tin, bởi con biết rằng việc học luôn là quan trọng nhất, rồi mới tới chơi điện tử, xem phim và dùng mạng xã hội, những việc con có thể làm khi rảnh rỗi.


*Theo dõi để đón đọc tiếp phần 2*


* Nguồn: Parenting the Modern Family

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global

Comments


bottom of page