Một hôm con trai tôi, Kavi, bỏ quên bài tập toán của cậu ở trường, nó hoảng sợ và đến gặp tôi và hỏi
Mẹ ơi giờ con phải làm sao đây?
Tôi và Kavi cùng nhau nêu ra ý tưởng rằng cậu bé có thể nhờ bạn chụp và gửi ảnh bài tập về nhà và nó sẽ chép lại các bài toán đó ra vở. Nghe giống kiểu vấn đề đã được giải quyết, phải không? Nhưng không. Cậu bé vẫn còn vô cùng căng thẳng.
Không lâu sau đó, tôi phát hiện ra điều khiến cậu bé thực sự lo lắng: Kavi sợ giáo viên của cậu nhìn thấy bài tập bị bỏ quên trên bàn ở trường và sẽ bực bội với nó vào ngày hôm sau. Nó nài nỉ tôi phải gửi email cho cô giáo chủ nhiệm để giải tỏa lo lắng.
Tôi muốn giúp Kavi, thực sự — phụ huynh nào chẳng muốn làm cho nỗi đau của con cái mình biến mất, đặc biệt là khi có được giải pháp đơn giản như việc gửi một cái email? Thế nhưng các bố mẹ à, đó sẽ là một điều sai lầm mà chúng ta có thể mắc phải.
Tới lúc lũ trẻ bước sang tuổi 18, hơn 30% trong số chúng sẽ bị suy nhược lo âu — chỉ riêng ở Mỹ là khoảng 20 triệu em. Phản ứng tự nhiên của cha mẹ là cố gắng ngăn chặn cảm giác lo lắng, căng thẳng của con. Ví dụ, gia đình nào có trẻ luôn sợ đi máy bay có thể bị giới hạn các lựa chọn cho kỳ nghỉ gia đình ở quanh những địa điểm có thể đi xe tới.
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù việc tránh né các tình huống tạo cảm giác lo âu có thể giúp trẻ cảm thấy an tâm trong thời điểm đó, nhưng điều đó sẽ ngăn chúng khỏi việc học được cách đối phó về lâu về dài. Một loại liệu pháp mới được gọi là SPACE đã đưa tới các bậc cha mẹ một lựa chọn tốt hơn: tìm cách vượt qua nỗi lo âu. Ví dụ, thay vì để cho những đứa trẻ lo lắng khi ra xã hội bó hẹp trong 4 bức tường nhà, cha mẹ dần dần có thể cho con tiếp xúc với những tình huống ngoài xã hội đầy thử thách nhưng cũng có sự hỗ trợ từ chúng ta. Theo nghiên cứu, 87% trẻ có cha mẹ từng trải qua liệu pháp này cho thấy ít cảm giác lo lắng trầm trọng hơn, đây là một kết quả tốt như khi chúng tụi nhỏ được tự mình trải nghiệm liệu pháp.
Tôi chưa từng gửi email đó cho giáo viên của Kavi. Tôi đã cố gắng nói chuyện với con cho qua cơn lo lắng, nhưng cậu bé vẫn đi ngủ với cảm giác bồn chồn và phiền muộn. Tôi cũng vậy. Nhưng ngày hôm sau, nó đã đạt điểm A+ cho bài tập về nhà của mình cùng với đôi dòng nhắn nhủ: “Con đã làm rất tốt khi tìm ra cách để hoàn thành bài tập của mình!”
Đừng cố gắng bảo vệ những đứa trẻ khỏi sự lo lắng của bản thân bằng cách "sửa chữa" tình huống hộ chúng.
Hãy để trẻ ngồi lại với niềm lo lắng và hỗ trợ chúng vượt qua với cảm giác ấy. Nếu con chúng ta cãi vã với bạn bè hay “lo sốt vó” về bài kiểm tra sắp tới, hãy lắng nghe và đưa lời khuyên nhưng đừng can thiệp. Khi đối mặt với những khoảnh khắc quá đỗi bình thường nhưng tiềm tang khó khăn này, trẻ em có thể làm chủ được cảm xúc lo toan của mình — và đó là chìa khóa để cảm thấy thoải mái sau này.
* Nguồn: Character Lab
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Comments