Trẻ có nỗi sợ có phải là điều bình thường?
Hoàn toàn là điều tự nhiên khi thỉnh thoảng trẻ cảm thấy sợ. Sợ hãi là một cảm xúc có thể giúp con cẩn trọng hơn. Những thứ mới mẻ, to lớn, ồn ào hoặc khác biệt thoạt đầu có vẻ đáng sợ. Nhưng cha mẹ có thể giúp con trẻ cảm thấy an toàn và học cách cảm thấy thoải mái hơn.
Điều gì khiến con trẻ e sợ?
Những điều đáng sợ đối với con cái chúng ta sẽ thay đổi dần khi chúng lớn lên. Một vài nỗi sợ thực tế lại khá phổ biến và bình thường ở một độ tuổi nhất định. Ví dụ:
Con cảm thấy lo lắng khi gặp người lạ. Khi trẻ được khoảng 8–9 tháng tuổi, con có thể nhận ra khuôn mặt của những người mà con biết. Đó là lý do tại sao những khuôn mặt mới lạ có vẻ đáng sợ đối với con - ngay cả với người giữ trẻ hoặc người họ hàng mà con chưa từng gặp. Con có thể khóc hoặc “bám dính” vào cha mẹ để cảm thấy an toàn.
Khi tới độ tuổi con chập chững đi những bước đầu tiên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng về sự xa cách. Trong khoảng từ 10 tháng đến 2 tuổi, nhiều bé bắt đầu có cảm giác sợ phải xa phụ huynh. Con không muốn cha mẹ gửi con ở nhà trẻ hoặc không muốn cha mẹ về phòng khi tới giờ ngủ. Con có thể khóc, bám lấy và cố gắng ở gần cha mẹ nhất có thể.
Trẻ nhỏ sợ những thứ "tưởng là thật". Trẻ từ 4 đến 6 tuổi có thể biết tưởng tượng và biết “giả vờ”. Nhưng không phải lúc nào tụi nhỏ cũng phân biệt được đâu là thật và đâu là giả. Đối với các con, những con quái vật đáng sợ mà con tưởng tượng ra dường như có thật. Chúng sợ những gì có thể ở dưới giường hoặc trong tủ quần áo của mình. Nhiều bé sợ bóng tối và sợ cả giờ đi ngủ. Một số khác thì sợ những giấc mơ hãi hùng. Trẻ nhỏ cũng có thể sợ những tiếng ồn lớn, như tiếng sấm sét hoặc pháo hoa.
Những bạn lớn hơn thì sợ mối nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày. Khi trẻ từ 7 tuổi trở lên, những con quái vật dưới gầm giường không thể làm chúng sợ (nhiều) như trước vì con biết là chúng không có thật. Ở độ tuổi này, một số trẻ bắt đầu sợ hãi những điều có thể xảy ra trong cuộc sống thực. Các con có thể sợ hãi rằng có một "kẻ xấu" nào đó đang trốn ở trong nhà. Hay có thể cảm thấy sợ hãi về những hiện tượng tự nhiên mà con nghe thấy. Một số trẻ có thể sợ bị thương hoặc sợ mất đi người thân của mình vĩnh viễn. Những bạn đến tuổi đi học cũng có thể cảm thấy lo lắng về chuyện bài vở, điểm số, hay hòa nhập với bạn bè.
Trong đổ tuổi thiếu niên, tụi nhỏ có thể mắc chứng sợ xã hội. Con có thể cảm thấy lo lắng về ngoại hình của mình hoặc liệu con có thể hoà nhập được với môi trường hay không. Đôi khi con cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trước khi diễn thuyết trước lớp, chuyển sang một ngôi trường mới, thi một kỳ thi lớn hoặc chơi một trò chơi lớn.
Cha mẹ có thể làm gì?
Khi con chúng ta sợ hãi, cha mẹ có thể giúp qua những điều sau:
Với những bé con mới sinh, cha mẹ hãy an ủi và dỗ dành con nhé. Cha mẹ có thể nói: "Không sao đâu con, có mẹ ở đây mà." Hãy cho con biết cha mẹ của mình ở đó để bảo vệ chúng. Hãy ôm con vào lòng và nói những lời dịu dàng để giúp bé cảm thấy an toàn.
Khi con lớn và hiểu chuyện thêm chút, hãy nói chuyện với con và lắng nghe con. Cha mẹ hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng. Giúp con diễn đạt cảm xúc thành lời. Giúp con thử những điều mới lạ.
Phụ huynh hãy giúp bé làm quen với người con mới gặp trong khi ta bế và ôm bé và để bé cảm thấy an toàn. Rồi cũng sẽ nhanh thôi, người mới gặp sẽ không còn là người lạ nữa mà sẽ thành người quen.
Ở giai đoạn tiếp theo, đầu tiên hãy để con xa cha mẹ, xa gia đình trong một khoảng thời gian ngắn. Khi cha mẹ cần nói tạm biệt con, hãy nói rằng ta sẽ quay lại, sau đó ôm con vào lòng và mỉm cười rồi đi. Hãy để con biết rằng là cha mẹ, chúng ta sẽ s luôn quay trở lại.
Đối với những trẻ sợ bóng tối, hãy cho con một thói quen đi ngủ trong những điều nhẹ nhàng. Cha mẹ có thể đọc truyện hoặc hát cho con nghe trước khi ngủ. Hãy để con cảm thấy được an toàn và được yêu thương.
Giúp con từ từ đối mặt với nỗi sợ hãi. Ví dụ, cùng nhau kiểm tra dưới giường xem có mấy con quái vật con hay sợ không. Khi có thêm sự hỗ trợ từ phía cha mẹ, hãy để tụi nhỏ tự thấy rằng không có gì phải sợ hãi. Giúp con cảm nhận được sự can đảm của chính mình.
Hạn chế những hình ảnh, phim hoặc chương trình đáng sợ mà trẻ thường xem. Những điều này hoàn toàn có thể gây ra nỗi sợ hãi.
Giúp trẻ và cả những bạn tuổi teen học cách chuẩn bị cho các thử thách, như bài kiểm tra hoặc thuyết trình trước lớp học. Hãy cho con biết rằng bố mẹ tin tưởng vào các con.
Vậy thì nỗi sợ của con Là Điều Bình Thường hay phụ huynh đang thực sự Cần Thêm Trợ Giúp?
Hầu hết trẻ em đối mặt với nỗi sợ hãi quen thuộc của con cùng sự hỗ trợ nhẹ nhàng của cha mẹ. Khi lớn lên, các con có thể vượt qua nỗi sợ hãi khi còn nhỏ.
Một số trẻ gặp khó khăn hơn và cần được giúp đỡ nhiều sợ hãi. Nếu nỗi sợ hãi tột độ hoặc khiến trẻ không thể làm những việc bình thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của gia đình nếu nỗi sợ hãi của con có những biểu hiện sau:
- Có vẻ cực đoan hoặc đã qua đoạn cuối của độ tuổi của con
- Khiến con cảm thấy rất khó chịu hoặc nổi cơn thịnh nộ
- Ngăn con làm những việc - như đi học, ngủ một mình hoặc xa bạn
- Gây ra các triệu chứng về thể chất (như đau bụng, đau đầu hoặc tim đập nhanh) hoặc con cảm thấy khó thở, chóng mặt hoặc ốm
* Nguồn: Kids Health
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global
Comments