top of page

"Nỗi sợ" của cha mẹ hiện đại (Phần 2)

Là một bậc phụ huynh hiện đại, tôi còn là một nhà tâm lý học trẻ em, do đó đã có cơ hội làm việc cùng rất nhiều phụ huynh hiện đại khác. Điều này cho bản thân có thêm những cái nhìn sâu sắc hơn về suy nghĩ của những người làm cha làm mẹ ngày nay.


Các bậc phụ huynh hiện đại hiện nay phải giải quyết cũng như đối mặt với những mối quan tâm giống với thế hệ của cha mẹ và cả của ông bà ngày trước. Mà còn hơn thế nữa! Chúng ta không chỉ cần dành thời gian, năng lượng và nỗ lực để nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, giỏi giang và ngoan ngoãn mà còn cần phải tìm ra những cách nuôi dạy con hiệu quả trong một môi trường dễ bị hướng theo sự lười biếng, nông cạn và cả lạm quyền.


Hơn nữa, chúng ta cũng nhận thấy rằng thật chẳng công bằng cho các ông bố bà mẹ hiện đại ngày nay khi phải chịu những định kiến ​​là họ lười biếng và thiếu năng lực. Nhưng từ những gì cá nhân mình thấy, hầu hết các ông bố bà mẹ hiện đại ngoài kia luôn nỗ lực không ngừng để tìm ra cách nuôi dạy những đứa trẻ thú vị, tốt tính và có đạo đức trong thế giới ngày nay.


Vậy Cha Mẹ Hiện Đại phải bận tâm nhất đến điều gì? Dưới đây là 4 nội dung hàng đầu mà được hỏi nhiều nhất bởi các bậc phụ huynh. Trong những nội dung ấy, tôi cũng sẽ đưa ra những gợi ý đơn giản về cách bắt đầu giải quyết những mối quan tâm này trong Gia đình hiện đại của mỗi chúng ta.



#3 Liệu con có ổn khi nhà mình không phải một gia đình truyền thống?


Nỗi lo: Cách nuôi dạy con cái trong thời hiện đại thật là “muôn hình vạn trạng”. Nuôi con trong một gia đình truyền thống, nơi mà bố và mẹ kết hôn và với nhau, không có ly hôn và sống với nhau trọn đời, có thể là một cách rất hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ tuyệt vời. Thế nhưng, trong rất nhiều gia đình phi truyền thống mà tôi đã tiếp xúc, thì việc nuôi dạy con cũng hiểu quả và thành công không cũng chẳng khác gì, vẫn là những cô bé cậu bé ngoan ngoãn và thú vị.


Một gia đình phi truyền thống thường được định nghĩa là đơn vị mà trong đó có một hoặc nhiều người chú đáo và quan tâm “hợp tác” cùng nhau để nuôi dạy những đứa trẻ tuyệt vời trong ấm áp và yêu thương. Gia đình phi truyền thống bao gồm những gia đình đã ly hôn, tái kết hôn, gia đình có cha và/hoặc mẹ là người có xu hướng tính dục khác giới, gia đình đơn thân, các cặp đôi sống chung không kết hôn, v.v.


Làm sao để xua tan nỗi lo này: Thành phần gia đình không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc nuôi dạy những đứa con ngoan. Khoa học cho chúng ta biết rằng các yếu tố khác như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, sự ổn định tài chính của cha mẹ, và những tổn thương tuổi thơ mà con phải tiếp nhận (chẳng hạn như ngược đãi, với bạo lực gia đình hoặc sống với một người khác mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng) đều có ảnh hưởng rất lớn đến cách trẻ con được sinh ra và lớn lên, bất kể con sống trong kiểu gia đình thế nào. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bạn nhỏ lớn lên trong gia đình có cha mẹ đồng hoặc khác giới đều tuyệt vời như nhau.


Điều quan trọng sau cùng là tất cả các kiểu gia đình đều có thể nuôi dạy những đứa con tuyệt vời, miễn là các bậc cha mẹ luôn quan tập và vun vén trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ yêu thương và bền chặt với con.


Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global #1 Cha mẹ hiện đại lo sợ con cái thiếu giá trị riêng #2 Sử dụng các tiện ích hiện đại là một công cụ, không phải là một cách sống Là một bậc phụ huynh hiện đại, tôi còn là một nhà tâm lý học trẻ em, do đó đã có cơ hội làm việc cùng rất nhiều phụ huynh.

#4 Cha mẹ hiện đại sợ con mình thiếu động lực


Nỗi lo: Điều này đã được nhắc tới nhiều trước đây, và bây giờ nỗi sợ ấy vẫn còn hiện hữu. Chắc chắn có một “Hiện tượng không làm tốt như khả năng” đang xảy ra ngay bây giờ và các bậc cha mẹ hiện đại không chỉ cần nhận thức được điều này mà còn phải biết cách đối mặt với nó nếu họ thấy điều này xảy ra trong chính gia đình và cụ thể hơn là chính con cái của mình.


Hầu hết các bậc cha mẹ hiện đại không đặt mục tiêu của việc nuôi con là tạo ra những “cỗ máy siêu giỏi toàn diện”, nhưng họ muốn nuôi dạy những đứa trẻ có động lực bên trong để theo đuổi một mục tiêu hay một sự nghiệp có ý nghĩa và hiểu được giá trị của đức tính chăm chỉ. Hơn bao giờ hết, cha mẹ cần tập trung vào việc dạy con những kỹ năng cần thiết để bắt đầu một nhiệm vụ và hoàn thành nó với khả năng tốt nhất của con. Từ đó, con có thể lớn lên và phát triển thành những thanh niên độc lập và thành công.


Làm sao để xua tan nỗi lo này: Phụ huynh có thể bắt đầu giải quyết các vấn đề về tạo động lực trong con bằng cách tìm hiểu tất cả về 3 giai đoạn của động lực: kích hoạt, kiên trì và nhiệt huyết. Bằng cách hiểu con đang kẹt ở bước nào, cha mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để định hình “sách lược” nuôi dạy con cái hợp lý và hiệu quả để giải quyết vấn đề này.



***

Từ việc nhiều Cha mẹ Hiện đại vẫn còn những nỗi lo rằng họ đang làm chưa thực sự tốt trong việc nuôi dạy con có thể cho ta thấy rằng thế hệ Cha mẹ Hiện đại ngày nay sẵn sàng làm những gì cần thiết để nuôi lớn những đứa trẻ tuyệt vời.


Trong thế giới hiện đại này, nếu phụ huynh muốn có được sự thành công với chuyện chăm con như trên, cha mẹ cần cởi mở để học các kỹ thuật nuôi dạy con cái mới để sử dụng cùng với những phương pháp “xưa như trái Đất” nhưng cũng rất hiệu quả của ông bà cha mẹ truyền lại.


Ví dụ, là cha mẹ, chúng ta biết bản thân cần đặt ra ranh giới với cách con cái mình sử dụng thời gian của chúng. Đây là tri thức “chân truyền” từ thế hệ ông bà cha mẹ của chúng ta. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hiện đại cũng cần vạch rõ về lượng thời gian con dành cho các công việc mới trong thời đại này như sử dụng máy tính để làm bài ở trường, cập nhật cùng bạn bè trên mạng xã hội và tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.



* Nguồn: Parenting the Modern Family

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG Global

bottom of page