Gần như mỗi ngày, Angela Estes, một bà mẹ ngươi New York đều hỏi con trai mình: "Tại sao con lại bướng bỉnh thế nhỉ?". Cứ mỗi lần cô ấy nhắc con đã đến lúc thay quần áo đi học hoặc đã hết thời gian chơi đùa thì cậu bé lại muốn làm khác đi. Estes chán nản nói: "Thằng bé chỉ muốn làm những gì nó thích, và tôi thấy thật khó khăn để khiến con nghe lời".
Chắc hẳn cha mẹ nào cũng đã từng gặp phải tình huống như thế này.
Tôi nhớ lại khoảng một vài tháng trước khi một trong những đứa con gái của tôi không chịu nghe lời, tôi đã áp dụng biện pháp cũ đó là mắng con bé “Đi về phòng của con ngay” và đương nhiên là chẳng hề có tác dụng. Con bé tiếp tục tỏ thái độ bướng bỉnh và không chịu nghe lời cho đến khi tôi bỏ cuộc và lờ nó đi.
Tuy vậy sau đó tôi vẫn tiếp tục thắc mắc đâu mới là biện pháp phù hợp để điều chỉnh hành vi của con bé.
Tại sao không nên mắng con là bướng bỉnh
Cha mẹ có thể nhanh chóng gán cho con cái là “bướng bỉnh”, nhưng các chuyên gia nói rằng việc này có ảnh hưởng không tốt đến hành vi và thái độ của con trẻ. Alan Kazdin, giáo sư tâm lý học và tâm thần học trẻ em tại Đại học Yale và là tác giả của hơn 40 cuốn sách về nuôi dạy trẻ phát biểu.
Vấn đề của cụm từ “bướng bỉnh” đó là nó biến vấn đề thành nằm bên trong đứa trẻ.
Cha mẹ hoàn toàn có thể làm cho một đứa trẻ bướng bỉnh nghe lời. Điều này không hề nằm ở đứa trẻ mà phụ thuộc vào cách cha mẹ làm thế nào để nhận được sự tuân thủ đó.
Kazdin cho rằng nếu cha mẹ gọi con là bướng bỉnh, đồng nghĩa với việc cha mẹ nghĩ rằng đứa trẻ có vấn đề còn cha mẹ thì không . Nhưng một cách nghĩ khác về điều đó là con đang không lắng nghe khi cha mẹ yêu cầu con làm gì đó.
Vậy theo khoa học thì có cách nào khiến trẻ trở nên biết lắng nghe và điều chỉnh hành vi tốt hơn không? Câu trả lời là có.
Giáo sư Kazdin chỉ ra rằng cách cha mẹ truyền đạt thông điệp có ảnh hưởng lớn đến việc trẻ có nghe lời hay không. Chẳng hạn, nếu bạn nói "Mặc áo khoác vào đi, chúng ta sẽ ra ngoài" trong khi chỉ tay vào con, sẽ ít có khả năng trẻ nghe lời hơn là nói rằng “Con có thể tự mặc áo khoác vào không, chúng ta sẽ cùng nhau ra ngoài bây giờ nhé.”
Ngữ điệu chính là vấn đề, đó là lý do tại sao một phụ huynh đi làm về nhà sau một ngày căng thẳng có nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với sự bướng bỉnh của con cái.
Vậy nghiên cứu cho thấy điều gì? Đây không phải lỗi của ai cả, nhưng căng thẳng đã làm biến đổi ngữ điệu của cha mẹ
Cho trẻ có thêm sự lựa chọn cũng sẽ góp phần tăng khả năng trẻ nghe lời. Ví dụ: “Con hãy mặc chiếc áo khoác xanh lá hoặc chiếc áo nỉ xanh biển vào nhé” sẽ hiệu quả hơn là chỉ nói “Con hãy mặc thêm áo khoác vào đi”.
Hãy khen ngợi những hành vi tốt
Điều mà nhiều cha mẹ chúng ta không nhận ra là việc chú ý và khen ngợi những hành vi tốt quan trọng như thế nào trong việc loại bỏ sự bướng bỉnh của con. Chúng ta không có xu hướng khen ngợi con cái khi chúng hòa thuận với anh chị em hoặc làm đầy đủ bài tập về nhà. Nhưng khi con làm sai điều gì đó hoặc không nghe lời, cha mẹ lại nhanh chóng nhắc nhở hoặc mắng con vì điều đó.
Hãy khen ngợi những hành vì tốt của con và khen thật cụ thể. Đừng khen ngợi bằng những câu chung chung như “Giỏi lắm”. Thay vào đó hãy nói rõ "Cha/mẹ gọi con và con đã đến ngay, con ngoan lắm", và sau đó thêm một cái đập tay hoặc thơm lên má con.
Vấn đề là, bạn phải xây dựng hành vi của con dần dần. Đó chính là phần quan trọng nhất. ... Thực hành, lặp lại nó, và tiếp tục thực hành.
Chẳng hạn, tôi lo rằng khi năm học mới bắt đầu con gái của mình sẽ không thể thức dậy đúng giờ để đi học. Kazdin đã khuyên tôi lên kế hoạch với con từ tối hôm trước và hứa sẽ giúp con bé thức dậy vào buổi sáng. Khi con bé thức dậy, tôi nên khen ngợi con bé và nhắc về việc hai mẹ con đã thức dậy cùng nhau như thế nào.
Sau khi thực hiện được vài ngày, tôi có thể nói với con gái mình rằng “Mẹ cá là từ giờ con có thể tự thực dậy một mình được rồi”. Nếu con gái tôi có thể thực sự tự thức dậy đúng giờ tôi có thể tiếp tục khen ngợi và đập tay với con thật nhiều lần.
* Nguồn: Yale Parenting Center
* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG
Comments