top of page

Vì sao con khó tập trung hơn khi tuổi thiếu niên ập đến?

Những thay đổi từ sự phát triển của con trong giai đoạn tuổi vị thành niên có thể gây xao nhãng và khá lộn xộn.

Một dấu hiệu cho thấy con đã tới tuổi vị thành niên là khi cha mẹ bắt đầu nghe thấy nhiều lời phàn nàn về khả năng chú ý hay tập trung trong những chuyện hằng ngày từ con của mình.


Sự trượt dốc về tinh thần


Khi sự giảm sút về tinh thần tăng lên, các bạn trẻ càng cảm thấy bản thân rơi ngoài tầm kiểm soát, kém hiệu quả và lo lắng hơn.

  • "Con chẳng thể nào giữ cho mọi thứ nhất quán với nhau!" (Và bây giờ chúng “loạn xị ngậu” hết lên rồi.)

  • "Con không nhớ nổi tất cả những gì bố mẹ đã dặn!" (Và giờ còn quên nhiều thứ hơn.)

  • "Con không thể tập trung lâu như vậy!" (Và bây giờ sự tập trung của con rất dễ bị gián đoạn.)

  • "Con không thể hoàn thành những gì con bắt đầu!" (Và bây giờ niềm tin vào năng lực của chính mình đã mất.)

Những bậc phụ huynh nào có phần dễ nổi nóng có thể nhận thấy chính mình đang phàn nàn về sự vô tổ chức và mất tập trung ngày càng tăng của con. “Nếu con chỉ cần chú ý và tập trung hơn một chút thôi, thì nhiều việc sẽ được hoàn thành và sẽ bớt những đồ bị bỏ quên hơn!”


Vậy điều gì có thể đang xảy ra ở đây?


Một lời giải thích cho tính hay quên của thanh thiếu niên


Thông thường, lời giải thích có thể được hướng tới việc con bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên và điều này đang làm phức tạp cuộc sống của con trẻ theo nhiều cách. Các thay đổi này khiến sự tập trung (khả năng tập trung chú ý) của con khó để duy trì hơn. Vậy có những loại thay đổi nào? Hãy xem xét những điều sau đây:

  • Bởi vì nhiều giáo viên giao nhiệm nhiều bài tập cùng lúc, trường trung học cơ sở của con yêu cầu theo dõi khả năng học tập của con qua nhiều mặt hơn so với trường tiểu học.

  • Tuổi dậy thì thay đổi cơ thể của mỗi đứa trẻ theo những cách mà không ai có thể lường trước được, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sự tự ý thức và sự bất an trong con trỗi dậy.

  • Khi các nhóm bạn bè từ chơi đùa với nhau trở thành nhóm cùng nhau học tập, sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh hơn để hòa nhập, bắt kịp, được chấp nhận và thuộc về nhóm ấy.

  • Khi việc tỏ ra mình là người lớn trở thành một sự ưu tiên, thì sẽ càng khó hơn cho các con hiểu về thế giới bao la những trải nghiệm trong cuộc sống kia.

Thêm vào những thay đổi chung này, có hai động lực mà từ đây trở đi sẽ ngày càng thúc đẩy sự phát triển của thanh thiếu niên: tách biệt và khác biệt. Sự tách biệt cho phép người trẻ tách dần khỏi thời thơ ấu và khỏi cha mẹ để phát triển sự độc lập của mình hơn. Còn sự khác biệt cho phép người trẻ chuyển từ việc sống vui tươi hồn nhiên trong thời thơ ấu với cha mẹ sang phát triển một cá tính phù hợp hơn.


Khi bắt đầu tuổi vị thành niên (thường trong độ tuổi từ 9 - 13), sự hội tụ phát triển rất khắt khe xảy ra. Khi một loạt các thay đổi lớn hơn, nhu cầu điều chỉnh ngày càng tăng, đồng thời người trẻ phải đối mặt với mất mát đau đớn. Họ phải từ bỏ sự an toàn, ổn định và nơi trú ẩn tương đối của tuổi thơ vốn phải bị bỏ lại phía sau. "Đôi khi tôi nhớ cuộc sống đã từng đơn giản biết bao!"



Vì sao các bạn tuổi teen lại dễ bị phân tán?


Sao các bạn thiếu niên có thể dễ mất tập trung đến thế? Câu trả lời thường là các con thường cảm thấy quá sức khi phải chú ý đến mọi điều đang thay đổi bên trong và bên ngoài của bản thân. Làm như vậy có thể rút kiệt năng lượng của con (gồm cả tiềm năng suy nghĩ và hành động). "Con đang làm tất cả những gì có thể, nhưng thế vẫn là chưa đủ!"


Mặc dù thường được đối xử như thể con đang ở trong tình trạng thiếu chú ý hay không được quan tâm đủ, nhưng trên thực tế, các bạn tuổi teen thường nhận được ồ ạt sự chú ý. Cùng với rất nhiều điều đang diễn ra, rất khó để con duy trì sự tập trung trong thời gian dài. Theo lời của một phụ huynh: "Chỉ khoảnh khắc nhất thời mới quan trọng với con!". Trong bối cảnh làm gì cũng thiếu thời gian như hiện nay, chỉ tập trung vào một việc thôi cũng có thể khiến con cảm thấy khó làm hơn.


Cha mẹ có thể giúp đỡ như thế nào?


Khi tìm sự giúp đỡ, cha mẹ có thể được tư vấn bởi các chuyên gia về việc sử dụng một số loại thuốc kích thích có thể làm tăng khả năng tập trung của não bộ, nhưng cũng đi kèm với một số nguy cơ làm con thêm lo lắng. Khi tiếp xúc với những khách hàng tìm đến sự tư vấn khi còn trẻ tuổi mà lại đang dùng thuốc như vậy, tôi thường hỏi bạn ấy xem có cảm thấy nó hữu ích không. Thường thì những bạn tuổi teen ấy sẽ cho biết khả năng tập trung ngày càng được cải thiện.


Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ rằng tự nó không có tính giáo dục con cái khi cho con sử dụng thuốc hỗ trợ. Thuốc có thể giải quyết vấn đề, nhưng nó không thể cung cấp khả năng tự kiểm soát mình. Và đây là thời điểm hợp lý để nhận được những hỗ trợ hữu ích từ phía phụ huynh.


Vai trò của dạy dỗ của Cha mẹ


Vậy dạy con và hướng dẫn cho con như thế nào? Đầu tiên bậc phụ huynh cần tránh những điều sau: thể hiện ra nỗi thất vọng, thiếu kiên nhẫn hay buông những lời chỉ trích không phải là phản ứng mang tính xây dựng. Phạt con khi con có bất kỳ vấn đề gì chỉ khiến cho những hành động mang tính xây dựng kia càng khó được thực hiện.


Thay vào đó, trước tiên, hãy hiểu rằng khi các bạn thiếu niên phát triển, khả năng xử lý phức tạp của não bộ cũng sẽ phát triển theo. Vì vậy, hãy có niềm tin vào tiềm năng trong quá trình trưởng thành này. Sau đó, thứ hai, để hỗ trợ cho con, cha mẹ hãy giúp trẻ thực hành các kỹ năng kiểm soát bản thân.


Thường thì con cái sẽ chẳng nhìn ra mục đích của sự giúp đỡ này từ phía phụ huynh để nói những lời cảm ơn. Mà thay vào đó là "Đừng xen vào chuyện của con!" Vì vậy, cha mẹ có thể phải giải thích cho con hiểu. “Những yêu cầu của bố mẹ có thể khiến con thấy khó chịu, nhưng những gì bố mẹ làm cũng chỉ để tốt hơn cho con thôi, giúp con quản trị tốt hơn những điều ngày càng phức tạp trong cuộc sống của con. Hãy phát triển những kỹ năng này cho bố mẹ xem và rồi con sẽ thấy nó tốt cho cuộc sống của chính mình.”


Vậy có những loại kỹ năng nào mà con nên có trong cuộc sống? Hãy tham khảo một số kỹ năng phổ biến sau đây:

  • Hoàn thành công việc giúp con củng cố sự tự tin bằng cách làm tới cùng.

  • Nhắc nhở củng cố trí nhớ con bằng cách cải thiện khả năng nhớ lại.

  • Phân tích củng cố năng lực giải quyết vấn đề

  • Tổ chức củng cố sự tự tin con bằng cách sắp xếp thứ tự.

  • Sắp xếp lịch trình tăng cường khả năng chuẩn bị bằng cách lên kế hoạch.

  • Giám sát công việc củng cố hiệu suất bằng cách kiểm tra kĩ.

  • Lên thứ tự ưu tiên giúp con lựa chọn công việc qua việc xếp hạng tầm quan trọng.

  • Điều chỉnh, sửa chữa gia tăng hiệu suất bằng cách cải thiện.

  • Chuẩn bị củng cố sự sẵn sàng trong con qua việc dự đoán trước những điều có thể xảy ra.

  • Làm chủ công việc củng cố quyền kiểm soát của con bằng cách chịu trách nhiệm.

  • Lòng trung thực củng cố hiệu quả bằng cách bám sát với thực tế.

Những kỹ năng quản lý như vậy có thể giúp các bạn tuổi teen đương đầu một cách hiệu quả hơn với sự phức tạp ngày càng tăng của cuộc sống. Tôi tin rằng khi cha mẹ dạy con những kỹ năng này, và khi con thực hành được những kỹ năng ấy, thì cả khả năng tự quản trị bản thân lẫn sự tự tin của con sẽ đều được cải thiện rõ rệt. Từ đó, con có thể nắm được sức mạnh của sự chú ý hơn.


*Nguồn: Psychology Today

*Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG


59 lượt xem

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page