top of page

Vì sao khả năng đồng cảm không “tự nhiên mà có”? (Phần 1)

Nói về việc dạy trẻ con về khả năng đồng cảm với người khác, sẽ có nhiều người hoài nghi liệu việc này có thực sự tạo ra khác biệt nào không.


Liệu cha mẹ có thể cho rằng sự đồng cảm sẽ tự động xuất hiện, như một phần của quá trình phát triển của con không?


Và sau tất cả, ngay cả một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể thể hiện dấu hiệu của sự đồng cảm.


Nhiều cuộc thử nghiệm xác nhận rằng trẻ sơ sinh sẽ dễ khóc hơn nếu các con nghe đoạn ghi âm của những đứa trẻ khác đang khóc. Và với những trẻ sơ sinh phát triển bình thường thì các con bắt đầu thể hiện sự quan tâm, đồng cảm đối với các thành viên trong gia đình khi con ở độ tuổi từ 12 đến 24 tháng (Zahn-Wexler và cộng sự 1992).


Nhưng điều đó không có nghĩa là khả năng đồng cảm “cứ tự nhiên mà có” – dù trẻ có được nuôi lớn bằng cách nào hay trong môi trường nào.


Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem lại những căn cứ khoa học trong việc dạy con sự đồng cảm. Liệu cha mẹ có thể tạo ra sự khác biệt trong việc này không? Tôi nghĩ là có. Như tôi sẽ nói sau đây, ta có nhiều lý do hợp lý để nghĩ rằng cách cha mẹ nuôi dạy con có ảnh hưởng đến sự phát triển của khả năng đồng cảm trong con. Những điểm sẽ đi qua như sau:


  • Đồng cảm giữa người với người bao gồm một loại các kỹ năng và niềm tin xã hội. Hầu hết những điều này phải được học trong quá trình con lớn.

  • Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết giữa phương pháp nuôi dạy con cái và khả năng đồng cảm ở trẻ nhỏ.

  • Đặc tính di truyền có thể giải thích một số khác biệt giữa các cá nhân. Nhưng nhiều thực nghiệm đã chứng minh rằng người lớn có thể học cách trở nên nhạy cảm và phản ứng nhanh hơn. Nếu người lớn có thể học được cách đồng cảm, tại sao tụi nhỏ lại không?


Còn những khác biệt về giới tính thì sao? Mặc dù các nghiên cứu xác nhận rằng phái nữ cho thấy dễ có cảm giác đồng cảm hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự cảm thấy đồng cảm với người khác hơn. Yếu tố văn hoá ảnh hưởng đến cách các bé gái và bé trai thể hiện bản thân.


Dạy về lòng đồng cảm: Những gì trẻ cần học


Nghechame, NghechameIEG, Nghề Cha Mẹ IEG Global, Tổ chức Giáo dục IEG Global Nói về việc dạy trẻ con về khả năng đồng cảm với người khác, sẽ có nhiều người hoài nghi liệu việc này có thực sự tạo ra khác biệt nào không. Liệu cha mẹ có thể cho rằng sự đồng cảm sẽ tự động xuất hiện, như một phần của quá trình phát triển của con không? Và sau tất cả, ngay cả một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể thể hiện dấu hiệu của sự đồng cảm.

Ta có thể định nghĩa sự đồng cảm là khả năng chia sẻ cùng một cảm xúc với người khác: Bé Sam nhăn mặt vì đau, và bé Emma, khi nhìn thấy Sam như vậy, cũng cảm thấy đau.


Hoàn toàn có những chứng cứ về mặt thần kinh để giải thích cho loại hiện tượng này. Khi những đứa trẻ nhìn thấy người khác bị tổn thương, bộ não của chúng sẽ phản ứng theo một cách đặc trưng. Các mạch thần kinh tương ứng mà xử lý trải nghiệm đau đớn trực tiếp cũng được kích hoạt bởi hình ảnh thể hiện nỗi đau đớn của người khác.


Nhưng còn có nhiều khía cạnh về sự đồng cảm của con người hơn là chỉ đơn thuần chia sẻ cùng một nỗi đau của người khác.

Các nhà nghiên cứu về thần kinh Jean Decety và Philip L. Jackson lập luận rằng sự đồng cảm của con người đòi hỏi phải có một số thành phần (theo Decety và Jackson 2004).


Ngoài việc chia sẻ cảm xúc, người thể hiện đồng cảm cũng cần có:


  • Ý thức tự nhận thức và khả năng phân biệt cảm xúc của chính mình với cảm xúc của người khác. Khi Emma nhìn Sam nhăn mặt vì đau, bé cảm nhận được nỗi đau của em trai mình. Nhưng cô bé ấy liệu có hiểu nguồn gốc của nỗi khó chịu trong mình không? Nếu Emma thiếu khả năng tự nhìn vào bản thân, cô bé có thể không nhận ra rằng Sam mới chính là người đang thực sự gặp vấn đề.

  • Nhìn mọi việc theo quan điểm của người khác. Emma thích bông cải xanh, Sam thì ghét rau quả. Vậy Sam sẽ cảm thấy ra sao khi bố mẹ nói rằng cậu không thể rời khỏi bàn cho đến khi ăn xong mấy miếng bông cải xanh? Emma có thể khó nhìn ra cảm xúc của Sam nếu không hiểu em trai mình nghĩ gì.

  • Khả năng điều chỉnh phản ứng cảm xúc của chính mình. Thật không dễ chịu khi chứng kiến sự đau khổ hay nỗi buồn của người khác. Để thể hiện quan tâm và đồng cảm hay cảm thông, Emma cần kiểm soát phản ứng của chính mình trước nỗi đau của Sam.

Có những yếu tố khác nữa. Chúng ta dễ thể hiện sự đồng cảm hơn nếu:

  • Có quen biết với người gặp cảnh khó khăn

  • Nhận thấy sự tương đồng giữa chính mình và người đó

  • Đã tự mình trải qua hoàn cảnh của nạn nhân


Người ta cũng có thể không đồng ý về những tình huống cần sự đồng cảm.


Ví dụ, trẻ nhỏ thường không phản hồi lại lời nói của người khác, ngay cả khi con đủ lớn để hiểu những gì được nói ra. Những đứa trẻ này phát triển hoàn toàn bình thường. Chúng chỉ không nghĩ rằng mình cần phải thể hiện ra là mình đã nhận được thông tin từ người khác.


Chia sẻ từ trải nghiệm của mình khi ở Mỹ, một số bậc phụ huynh Mỹ dường như hài lòng khi thấy những đứa con của mình chẳng có phản ứng gì.


Nhưng ở Nhật Bản thì khác. Văn hóa Nhật Bản đề cao omoiyari, cách thể hiện sự nhạy cảm với người khác. Trẻ em được khuyến khích phải tập trung và đáp lại những nhu cầu từ người khác. Và các bà mẹ sẽ không bao giờ cho qua việc con phớt lờ người khác.


Nếu một đứa trẻ khoảng 2-3 tuổi không phản hồi lại yêu cầu hoặc câu hỏi của người khác, người mẹ sẽ lặp lại nó. Cô ấy cũng cho đứa trẻ thấy sự cấp bách trong việc phản hồi. Người bị vừa vô tình bị lờ đi đó cần được phản hồi lại thông tin … ngay lập tức (Clancy 1986).


Các bà mẹ thậm chí có thể phản hồi hộ con luôn, chẳng hạn như khi một đứa trẻ vô tình làm tổn thương người khác và không xin lỗi: “Bà nói, 'Ôi, đau quá!'”


Hoặc xét tới một tình huống mà hầu hết các bậc cha mẹ sẽ không muốn con mình thiếu tỉnh táo bởi sự đồng cảm: Cô con gái tuổi vị thành niên của bạn dính líu đến một anh chàng hư hỏng, đua đòi, cảm xúc không ổn định và đang rất cần tiền. Cô bé có nên giúp anh chàng đó ăn cắp không – chỉ bởi vì cô ấy cảm thấy tội cho cậu ta?


Cho nên sự phát triển của lòng đồng cảm thực sự bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.


Nhưng những yếu tố này hoàn toàn có thể học được và điều đó cho thấy rằng cha mẹ có thể tác động đến sự phát triển khả năng đồng cảm của con theo một số cách:


  • Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ suy ngẫm về cảm xúc của chính mình và phân biệt cảm xúc của bản thân với cảm xúc của người khác.

  • Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ hình dung ra quan điểm của người khác, xem con sẽ nghĩ ra sao nếu con trong địa vị của họ.

  • Cha mẹ có thể dạy con cách xoa dịu bản thân và “bình phục” từ những cảm xúc tiêu cực.

  • Phụ huynh cũng có thể kiểm soát những nội dung bạo lực trên truyền thông mà con xem — điều này có thể giúp ngăn trẻ trở nên nhạy cảm

  • Cha mẹ có thể dạy sự đồng cảm bằng cách nhân đạo hóa và cá nhân hóa những người phải chịu cảnh đau khổ.

  • Phụ huynh có thể dạy con khi nào là hợp lý để sử dụng khả năng đồng cảm


Nghe có vẻ hợp lý đúng không? Nhưng đâu là bằng chứng cho thấy nó thực sự có hiệu quả? Theo dõi ngay để cùng chờ đón ở phần 2.


* Nguồn: Parenting Sciencce

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG


bottom of page