top of page

Để việc học của con không vô nghĩa



NGƯỜI TRẺ ĐANG QUÁ TẢI?


Giữa quá tải (overdemanded) và giảm tải (tạm dịch từ “underdemanded) - cái nào sẽ cần thiết cho người trẻ nói chung và con trẻ nói riêng?


Viktor Frankl (nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần nổi tiếng người Áo) nói:

Quá tải sẽ không tốt cho người trẻ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện giờ [năm 1966], rất nhiều người đang giảm tải cuộc sống của mình tới mức…”nhẹ tải” hơn là “quá tải”.

Theo Frankl, việc tìm ra mục đích và ý nghĩa sống vô cùng quan trọng, và không bao giờ là quá sớm để bắt đầu cuộc hành trình đó. Tôi đồng ý với quan điểm này của Frankl. Tuy nhiên, có chăng là cuộc sống của con tôi ở thế kỷ XXI khác hẳn với cuộc sống vào thời của Frankl?


Nhìn các con, tôi xót ruột! Sáng nào cũng như sáng nào, hai con gái nhỏ bé của tôi dậy học bài rất sớm, bên cạnh mỗi đứa là hai ly cà phê. Chẳng phải các con tôi đang “quá tải” với những “nhiệm vụ” trường lớp của chúng ư? Thời gian nghỉ ngơi, chúng còn phải tằn tiện, làm sao tôi dám yêu cầu các con phải thêm “nhiệm vụ” nào khác - kể cả đi tìm mục đích hay ý nghĩa cuộc đời?


NHƯNG,

Nói đi cũng phải nói lại. Nếu Frankl sống ở thời đại này, có thể ông ấy cũng đồng cảm và cảm thông cho lịch học dày đặc của con trẻ ngày nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Frankl sẽ xem nhẹ việc khuyến khích các con “nhận thêm” trách nhiệm bên cạnh việc học - đặc biệt là trách nhiệm tạo ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mình.

Tôi đoán, Frankl sẽ nói thế này:

Chẳng lẽ cuộc đời các con chỉ quay vòng trong chu kỳ: dậy thật sớm ôn thi để được điểm cao, để cuối năm được điểm trung bình đáng ngưỡng mộ, để sau đó vô được trường đại học “sịn”, để có một cuộc sống nhàn nhã? Cuộc đời đó, liệu rồi có mang lại cho con niềm vui và sự dễ chịu không? Tôi không nghĩ vậy. *Càng cố neo chiếc đò tâm hồn vào sự an nhàn và dễ chịu ổn định, ta càng dễ trôi ra xa khỏi bến Hạnh Phúc.*

Có lẽ đối với Frankl, hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống không yêu cầu ta loại bỏ những mưu cầu thành bại, mà chỉ như một cái gõ cửa tâm hồn thật khẽ để ta nhìn lại cuộc sống, và sắp xếp lại các ưu tiên của cuộc đời mình.


KẾT


Trước khi đồng tình hay phản đối Frankl, ta hãy cùng làm hoạt động ngắn qua 3 bước sau:

  1. Viết ra một danh sách các giá trị mà ta nghĩ là quan trọng trong cuộc đời mình.

  2. Chọn 1 vài giá trị trong danh sách trên, với tiêu chí rằng chúng thực sự tối quan trọng đối với ta.

  3. Giải thích vì sao bạn chọn những giá trị ở bước 2.

Bao lâu rồi Con chưa được kết nối với những người thân yêu?


Rất nhiều bạn trẻ chọn những giá trị mang tính cảm thông và kết nối như “các mối quan hệ bạn bè và gia đình”, và “lòng vị tha và rộng lượng” - hơn là những giá trị đơn thuần mang nặng tính cá nhân như “thành công trong sự nghiệp”.


Đó cũng chính là bài học đắt giá nhất mà cậu học sinh thủ khoa trung học nghiệm ra trong video bài phát biểu tốt nghiệp mang tên “Giây thứ 16” cuối bài.


Suy cho cùng, để việc học của Con không vô nghĩa, Con cần học cách tự định hướng (và tái định hướng) việc học của mình, bắt đầu từ việc trả lời câu hỏi: "Đâu là những điều quan trọng của cuộc đời Con? Việc học nằm ở đâu trong số những điều đấy? Con phải học như thế nào?"


ĐỪNG

chỉ nhìn vào thời gian biểu học tập dày đặc của Con và chọn “giảm tải” các hoạt động phát triển nhân cách cho Con.


HÃY

  • khuyến khích Con sắp xếp lại ưu tiên, điều chỉnh thời gian biểu, và làm thêm những điều có ích cho cộng đồng.

  • hỏi bản thân và những người trẻ mà ta yêu thương về những điều thực sự quan trọng trong đời ta/các con. Lúc đó, những bài kiểm tra, những đơn nộp vào đại học, và những mối lo khác, biết đâu sẽ không còn quan trọng như vậy nữa.


*Nguồn: CharacterLab (bài viết gốc: Values Affirmation)

*Biên dịch: IEG Foundation


17 lượt xem
bottom of page