top of page

Đọc sách | Kỷ luật tích cực - Jane Nelson


Nhiều cha mẹ có niềm tin mãnh liệt rằng kỉ luật và các hình phạt luôn hiệu quả khi điều chỉnh hành vi của trẻ. Tôi đồng ý. Tôi cũng sẽ không bao giờ nói rằng những biện pháp đó không hiệu quả. Nó sẽ buộc trẻ phải dừng việc chúng đang làm ngay lập tức. Nhưng liệu nó có “hiệu quả" về lâu dài?


Theo Jane Nelson, khi liên tục nhận được những hình phạt như vậy, trẻ sẽ hình thành một hoặc tất cả các tính cách sau:


  • Resentment - Căm phẫn: Người lớn bất công quá! Mình không thể tin họ được.

  • Revenge - Trả thù: Giờ thì họ thắng đấy, nhưng để rồi xem.

  • Rebellion - Nổi loạn: Đã vậy thì mình cứ làm ngược lại đấy. Mình chẳng việc gì phải nghe

  • Retreat - Lẩn tránh: Lần sau mình sẽ không bị bắt được

  • Reduced self-esteem - Mất tự tin: Mình chẳng làm được gì tốt cả



Có thể thấy, khi các hình phạt được áp dụng liên tục và nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên lâu dài của trẻ. Nhưng dỡ bỏ toàn bộ những kỷ luật đó thì liệu có tốt cho con?


Tác giả Jane Nelson là một nhà tâm lý học, một người làm giáo dục và một bà mẹ của bảy đứa trẻ đã viết cuốn sách Kỷ luật tích cực (Positive Discipline), một con đường để cha mẹ có thể hướng hành động của trẻ theo hướng tích cực, dựa trên việc xây dựng sự thấu hiểu giữa bố mẹ và con cái.


Bà hướng dẫn cha mẹ giữ được những kỷ luật thiết yếu, nhưng vẫn cho con hiểu được cha mẹ làm những điều đó vì cha mẹ yêu thương chúng. Từ đó, một đứa trẻ dù mới ba tuổi hay một thanh niên đang tuổi lớn cũng có thể học cách nói chuyện với bố mẹ, tự tuân thủ những ranh giới an toàn và vẫn giữ được lòng tự trọng của mình. Cụ thể, bà sẽ chia sẻ về cách bố mẹ có thể:


  • Tâm sự để hiểu con hơn

  • Không thể hiện là mình lấn át con cái

  • Dùng lời khen đúng mực

  • Giúp con phát triển dựa trên những mặt tích cực, không trên các mặt tiêu cực

  • Giúp con tự nhận trách nhiệm về hành động của mình, giữ vững lòng tự trọng

  • Dạy con cách suy nghĩ, không dạy con phải nghĩ gì

  • Giúp con học cách hợp tác cả ở nhà và tại trường

  • Vượt qua những chướng ngại tâm lý khi tới tuổi vị thành niên


Comments


bottom of page