top of page

(Phần 2) 5 phương pháp tâm lý giúp cha mẹ gạt đi nỗi hoang mang trong việc nuôi dạy con cái

Trong bất kỳ lĩnh vực nào khác trong cuộc sống của chúng ta, việc phát triển một số nguyên tắc hoặc phương pháp mà cho ta thấy cách thế giới hoạt động cũng sẽ cung cấp cho ta các lựa chọn giữa các giải pháp hữu ích và phù hợp. Phương pháp về tinh thần là những công cụ tuyệt vời có thể được áp dụng trong cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là năm mô hình dựa trên nguyên tắc mà có thể áp dụng cho hầu hết mọi gia đình, trong mọi hoàn cảnh hoặc với mọi trẻ. Đây là những điều cá nhân tôi sử dụng thường xuyên, nhưng đừng để điều này hạn chế chúng ta, rất nhiều mô hình khác cũng có thể có hiệu quả tương đương khi áp dụng!





2. Vận tốc

Có một sự khác biệt giữa tốc độ và vận tốc. Có tốc độ, ta chỉ đơn giản là có thể di chuyển nhanh hoặc chậm, nhưng có vận tốc, ta di chuyển đến một nơi cụ thể. Khi đó, ta có định hướng.


Như nhiều người đã nói về việc nuôi dạy con cái, ngày thì dài nhưng vèo cái hết năm. Thật khó để tập trung vào mục tiêu nuôi dạy con cái khi bài tập của con thì cần được phải hoàn thành và bữa tối thì phải xong trước khi một đứa chạy đi đá bóng trong khi chúng ta phải vội vã đưa đứa con còn lại đến lớp học vẽ. Mỗi ngày đều bắt đầu với một sự bế tắc và kết thúc bằng việc chính cha mẹ gục xuống giường chỉ để hồi sức trước khi phải trải qua tất cả những điều trên một lần nữa vào ngày hôm sau. Giữa các hoạt động và cuộc sống xã hội của con, và nhu cầu được làm việc và có thời gian cho bản thân của cha mẹ, chắc chắn rằng bạn vận động với tốc độ đáng kinh ngạc trong suốt cả ngày.


Nhưng đôi khi sẽ hữu ích nếu ta tự hỏi, ‘Tôi đang đi đâu thế này?’ Hãy dành một chút thời gian nghĩ về câu hỏi đó và chắc chắn rằng đó không phải là chỉ toàn là tốc độ và chẳng có hướng đi.


Khi ta xét tới mục tiêu của sự vận động đó, điều này sẽ giúp ta quyết định phải làm gì khi có thời gian với con cái hơn. Chúng ta muốn có được gì từ khoảng thời gian với con? Muốn lũ trẻ có những kỷ niệm gì? Ta muốn trở thành bậc cha mẹ như thế nào và muốn nuôi dạy con ra sao? Câu trả lời sẽ khác nhau đối với mọi người, nhưng biết được hướng ta muốn đi sẽ giúp bản thân đánh giá được các quyết định mình đưa ra. Và còn có thể có thêm lợi ích là bớt đi một số hoạt động không cần thiết và làm cho cha mẹ sống chậm lại.



3. Sự công bằng “về mặt số học”


“Anh ấy có nhiều bánh ngọt hơn con”! Khiếu nại về tính công bằng là điều phổ biến giữa các anh chị em ruột. Chúng quan sát nhau như diều hâu, đếm từng thứ một, từ quà đến những cái ôm để đảm bảo rằng ai cũng có tương đương nhau. Cha mẹ có thể làm gì trong trường hợp này? Phụ huynh có thể chọn để chính mình chạy ra ngoài để lùng sục mua thêm bất cứ thứ gì hoặc ta có thể dạy con sự khác biệt giữa "giống nhau" và "bằng nhau".


Nếu lâu rồi ta chưa “tìm x”, cũng không sao. Trong đại số, các ký hiệu được sử dụng để biểu diễn các ẩn số chưa biết mà có thể được giải nếu ta được cho thêm thông tin. Điểm chung về tính tương đương đại số là nó cho ta hiểu hai thứ không cần giống nhau để có thể bằng nhau.


Ví dụ: x + y = 5. Dưới đây là một số tùy chọn cho các giá trị của x và y:


3 + 2 = 5


4 + 1 = 5


2,5 + 2,5 = 5


1,8 + 3,2 = 5


Và đây chỉ là những phép tính đơn giản. Điều hữu ích ở đây là ta có thể tưởng tượng xem các khả năng có thể là đáp án là gì. Sau đó, chúng ta có thể minh hoạ rằng những gì ở mỗi vế của dấu bằng kia không nhất thiết phải giống y hệt nhau để có giá trị tương đương. Khi nói đến bánh ngọt, tốt hơn hết cha mẹ nên hướng con tập trung vào cảm giác no hơn là số lượng bánh có trên mỗi đĩa.


Nói một cách sâu xa hơn, sự tương đương về số lượng này giúp chúng ta đối phó với lời than phiền của con mà tất cả các bậc cha mẹ đều nhận được vào lúc này hay lúc khác: “Rõ là ba/mẹ yêu anh/chị hơn là con”. Điều đó chẳng đúng chút nào, nhưng ta thường mặc định trả lời là, “Không, ba mẹ yêu cả hai đứa như nhau”. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho trẻ em, bởi vì xét cho cùng, chúng không giống anh chị em của chúng được, và cha mẹ có thể tương tác với mỗi đứa khác nhau, vậy làm sao tình yêu có thể giống nhau được?


Phương pháp “tính tương đương đại số” sẽ thay đổi tình cảnh này. Thay vào đó, ta có thể đáp lại con rằng ta yêu cả hai một cách công bằng. Mặc dù giá trị ở hai vế của phương trình là khác nhau, nó vẫn công bằng với nhau. Đũa giỡn tươi cười với đứa con út cũng hoàn toàn công bằng với việc hỏi người con lớn về dự án ở trường của con. Đánh giá cao khướu hài hước của một người con cũng tương đương với tôn trọng khả năng tổ chức của một đứa trẻ khác. Những hành động này có thể khác nhau về hình thức, nhưng tình yêu thương là hoàn toàn bình đẳng.



<Còn tiếp, mời quý phụ huynh theo dõi để đón đọc các phần tiếp theo>


* Nguồn: Farnam Street Blog

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG



bottom of page