top of page

Tư duy phát triển và tiềm năng trong bộ não mỗi đứa trẻ

Tư duy phát triển (Growth Mindset) là gì?

Mỗi chúng ta đều có những niềm tin riêng vào khả năng và tiềm năng của bản thân. Và những niềm tin đó là một phần của tư duy - yếu tố tác động rất lớn đến hành vi và hỗ trợ dự đoán thành công của mỗi người trong tương lai. Tư duy hình thành nên cuộc sống của mỗi người, giúp họ phân tích những trải nghiệm và tình huống có thể xảy ra.


Trong bài nghiên cứu tạo đại học Stanford, giáo sư Carol Dweck chỉ ra hai thể loại khác nhau trong tư duy. Tư duy phát triển (Growth Mindset) để chỉ những người tin rằng trí tuệ và khả năng của họ có thể được cải thiện nhờ vào nỗ lực và phương pháp đúng.


Sự sẵn sàng đối mặt với thử thách, niềm đam mê học hỏi và thái độ tích cực khi vấp phải thất bại là những tính cách phổ biến của những người có tư duy phát triển. Và đặc biệt là những người này thường cảm thấy vui vẻ và đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.


Ngược lại, những người có tư duy cố định (Fixed Mindset) thường tin rằng trí tuệ và khả năng của họ không thể được cải thiện. Chính vì thế, những sai lầm thường được coi là sự thất bại hơn là cơ hội để học hỏi và phát triển. Họ thường hạn chế thay đổi để tránh rủi ro, và luôn bị ám ảnh bởi việc phải chứng minh bản thân cho người khác thấy.


Trí não của trẻ


Trong suốt quá trình phát triển, não bộ của trẻ trải qua rất nhiều lần “tu sửa” để trở nên hiệu quả hơn. Trẻ sẽ trải nghiệm những phản ứng cảm xúc mạnh mẽ, thực hiện những hành vi mang tính nguy hiểm cao, cố gắng xoá bỏ giới hạn của bản thân trong khi thiếu khả năng kiểm soát và tự chủ. Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ có cách nhìn thấu đáo hơn đối với mọi thứ xung quanh. Chúng trở nên sáng tạo hơn việc giải quyết vấn đề và suy nghĩ chín chắn về bản thân và mọi người xung quanh.


Cha mẹ thường thể hiện sự lo lắng, hoài nghi, thậm chí là nguy hiểm khi đối mặt với những cung bậc cảm xúc của trẻ. Và chính bản thân những đứa trẻ cũng cảm thấy choáng ngợp bở những thay đổi to lớn của bộ não. Chính vì thế, những lời góp ý rất có thể sẽ biến thành những lời chê bai hoặc những bài giáo huấn.



Vậy làm thế nào để dạy trẻ hình thành tư duy phát triển?


1. Chia sẻ những sự thật về bộ não

- Hãy hướng dẫn trẻ tìm hiểu về não bộ và chức năng của từng phần, cảm xúc được thể hiện như thế nào và thông tin được phân tích ra sao

- Nhắc nhở trẻ rằng não bộ luôn phát triển để học những kỹ năng mới và cải thiện những kỹ năng cũ trong suốt cuộc đời


2. Sự vô tận của mọi thứ

- Khuyến khích trẻ tìm hiểu thêm những ví dụ về tư duy phát triển qua sách báo, TV hay tại trường học

- Chia sẻ cách phụ huynh học hỏi và phát triển kể cả khi họ đã trưởng thành


3. Nên có mục tiêu, nhưng không đi kèm áp lực

- Tập trung vào quá trình thay vì chỉ kết quả


4. Sẵn sàng cho sự thất bại

- Thay vì lấp sẵn kế hoạch cuộc đời cho con trẻ để chúng lớn lên thuận lợi nhất, hãy nhớ vai trò của cha mẹ là người hỗ trợ. Hãy để con tự do phát triển

- Tiến sĩ Carol Dweck chia sẻ rằng “addressing the setback head-on and talking to your children about the next steps for learning” (Tạm dịch: hãy chỉ ra những sai lầm của con và chỉ cho chúng những bước tiếp theo để học hỏi từ những sai lầm đó)


5. Khi mọi thứ không đi theo dự kiến, hãy cùng nhau nghĩ cách

- Thay vì bảo con “Hãy đi xin cô giáo làm lại bài” khi chúng đạt điểm kém trong bài kiểm tra, hãy ngồi lại cùng con để chỉ ra con đã sai ở đâu và cách khắc phục

- Tìm hiểu thêm về những việc con thích làm thay vì cố gắng hướng con làm những gì bố mẹ thích


6. Chỉ ra những kỹ năng cần cải thiện

- Chia sẻ cùng nhau để tìm ra những kỹ năng con cần hỗ trợ

- Đôi khi trẻ có thể gặp các vấn đề tâm lý. Hãy nhẫn nại và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài nếu cần thiết


7. Lắng nghe nhiều hơn nói

- Hỏi con về ý kiến, duy nghĩ và lời khuyên của chúng

- Đồng cảm với góc nhìn của con thay vì tự đưa ra kết luận và đánh giá con vì những ý kiến bất đồng

- Thể hiện rằng cha mẹ luôn muốn lắng nghe con


8. Để ý phản ứng của bạn

- Khuyến khích con phát triển tư duy đồng nghĩa với việc cha mẹ cũng cần cải thiện tư duy của chính bản thân

- Nếu bạn phản ứng thái quá đối với những lỗi sai của con, chúng sẽ bị tác động tâm lý và ngại chia sẻ với bạn

- Rất bình thường khi trẻ gặp khó khăn trong việc hình thành tư duy phát triển. Hãy cùng nhau xây dựng nó!


* Nguồn: Johansen High School

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG



bottom of page