top of page

Sức mạnh của lời khen ngợi

Sự củng cố tích cực có thể dẫn đến kết quả tích cực


Tôi ngồi ở ghế sau của chiếc taxi, nắm chặt tay mẹ như một đứa trẻ 5 tuổi, sợ hãi và hy vọng mẹ sẽ xử lý mọi việc ổn thỏa. Nhưng thực tế tôi đã 28 tuổi, vẫn còn sợ hãi và hy vọng điều như thế.


Mẹ và tôi trở về nhà từ bệnh viện UCSF, và tôi bấy giờ trong tình trạng bó bột toàn thân, sống sót sau cuộc phẫu thuật hợp nhất tủy sống đúng một tuần trước đó, và đi đến căn hộ nhỏ nơi tôi và chồng ở chung, qua đường hầm Stockton ở San Francisco. Mỗi lần chiếc taxi nghiêng khi rẽ hoặc nảy lên trên những ngọn đồi dốc và xóc , tôi có cảm giác như mọi đốt sống của mình đang lung lay tới lệch cả ra.


Tôi mở miệng để hét vào mặt người lái xe hoặc ít nhất là thút thít, nhưng trước khi tôi có thể làm thế, mẹ tôi đã nghiêng người về phía trước và nói một cách tươi cười, "Cảm ơn!". Người lái xe liếc nhìn chúng tôi nghi ngờ từ gương chiếu hậu của ông ấy.


“Anh quả là người lái xe tốt nhất mà tôi từng gặp,” mẹ tôi tiếp tục. “Những ngọn đồi này quả rất khó đi. Và tôi rất biết ơn, vì anh thấy đấy, tôi đang đưa con gái mình về nhà. Nó đã phẫu thuật lưng và cảm thấy rất mỏng manh. Và nhờ có anh, con bé sẽ về nhà an toàn. Cảm ơn anh rất nhiều.”


Trong gương, tôi có thể nhìn thấy người lái xe mỉm cười mà lòng đầy tự hào. Tôi chợt cảm thấy phẫn uất, nhưng trước khi tôi có cơ hội phản bác lại lời khen ngợi của mẹ, một phép màu đã xảy ra. Người lái xe giảm tốc độ. Anh ấy nghểnh cổ sang trái và phải trước khi vào cua trên đồi. Và quả thực, ông ấy đã chở chúng tôi về nhà như một người tài xế cừ khôi nhất mà tôi từng thấy. Cũng vì điều đó, tôi về đến nhà một cách nguyên vẹn.


Trong giây phút khủng hoảng đó, những gì mà mẹ tôi, một người vô cùng thông thái về mặt tâm lý con người chỉ rõ ràng cho tôi khi nhìn lại: Lời khen thực sự có sức mạnh.


Một nghiên cứu gần đây trên 28 lớp trung học cơ sở cho thấy rằng tỷ lệ lời khen ngợi khi so với lời khiển trách dự báo rất rõ về một loạt kết quả tích cực. Các giáo viên càng khen ngợi học sinh (“Con thuyết trình tốt lắm, Billy!”, “Lớp mình ơi, thầy/cô biết các con đã lắng nghe rất cẩn thận trong giờ học về phân số!”) so với việc giáo viên khiển trách các con thường xuyên (“Chú ý nào không thầy/cô cho tên con lên bảng bây giờ!” hoặc “Sam, đừng làm phiền Kim nữa!”) phỏng đoán mức độ tham gia học tập cao hơn và thậm chí cả điểm học bạ cũng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là đối với những con học sinh thường hay quậy phá.



Đừng phản ứng với hành vi tiêu cực của con bằng những lời trách móc. Chỉ trích có thể dẫn đến việc con trở nên phòng thủ và chống đối.


Hãy khen ngợi những điều tích cực. Việc bố mẹ đánh giá cao con cái của mình, có thể tạo ra một lời tiên đoán. Lời tiên tiên đoán này như một chu kì, mà ở đó cha mẹ kỳ vọng con cái hành động tích cực, sẽ khiến họ có nhiều lí do để khen con hơn. Ví dụ, với lời khen có thể được đưa ra ngay lúc này: “Mẹo này quả rất hay! Tụi nhỏ nhà bạn thật may mắn khi được người lớn quan tâm như thế, người mà luôn nỗ lực để sáng suốt hơn trong việc giáo dục con cái về mặt tâm lý!”



* Nguồn: Character lab

* Biên dịch: Đội ngũ biên dịch Nghề Cha Mẹ - Tổ chức Giáo dục IEG



bottom of page